Chiến lược kinh doanh Judo là gì? Cách vận dụng chiến lược kinh doanh Judo

Chiến lược hay còn gọi là chiến lược kinh doanh chính là từ được các chủ doanh nghiệp nhắc đến rất nhiều ở các diễn đàn kinh doanh. Chiến lược kinh doanh Judo là một trong số những chiến lược có vai trò quan trọng. Vậy chiến lược kinh doanh Judo là gì?

1. Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh:

Ta hiểu về chiến lược kinh doanh như sau:

Chiến lược kinh doanh được hiểu cơ bản chính là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm mục đích để đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Có thể xem như là một kế hoạch dài hạn để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.

Chiến lược kinh doanh được hiểu cơ bản chính là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài. Thuật ngữ chiến lược kinh doanh là một khái niệm thuộc khoa học chiến lược và cụ thể là ám chỉ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh. Cũng chính vì điều này nên chiến lược kinh doanh về bản chất không quá khác biệt so với những khái niệm cơ bản của chiến lược.

Có một điều mà các chủ thể sẽ cần lưu ý thêm là chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu một đơn giản, chiến thuật chính là một phần thuộc chiến lược vậy nên chiến lược kinh doanh sẽ ở mức độ cao hơn và sở hữu những tính chất khác so với chiến thuật kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh thành công khi các chiến lược kinh doanh đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Một chiến lược kinh doanh đầy đủ phải bao gồm cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, khác biệt với đổi thủ ở điểm nào và làm sao để mang về doanh thu.

2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh:

Sau khi hiểu được khái niệm cơ bản của chiến lược kinh doanh, nội dung cơ bản tiếp theo cần nắm rõ chính là đặc điểm của chiến lược kinh doanh. Như đã đề cập ở trên thì chiến lược trong kinh doanh là khái niệm thuộc khoa học chiến lược, chính vì vậy mà nó không quá khác biệt so với khái niệm gốc của chiến lược. Dù vậy, chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh vẫn sở hữu cho mình những đặc điểm riêng biệt, điển hình là sự ổn định theo thời gian hơn là việc thực thi một chiến thuật kinh doanh.

Chính vì thế, đặc trưng của chiến lược kinh doanh không phải dạng mô hình có tính bất biến. Nếu có sự biến động trong thị trường, nếu ở mức độ vừa và nhỏ thì cần thay đổi chiến thuật để thích ứng chứ không phải chiến lược. Xây dựng chiến lược chỉ thay đổi khi biến động thị trường quá lớn.

Một đặc điểm nữa của chiến lược kinh doanh đó chính là các chiến lược kinh doanh sẽ cần phải được một tập thể thông qua. Điều này hoàn toàn trái ngược với chiến thuật kinh doanh khi các chiến lược kinh doanh đó có thể được đề xuất và áp dụng bởi cá nhân. Sở dĩ trong kinh doanh chiến lược có đặc điểm này đó là bởi vì mức độ ảnh hưởng của nó lên doanh nghiệp là lớn hơn rất nhiều so với chiến thuật kinh doanh. Chính vì vậy mà khi các chủ thể lên kế hoạch cho một chiến lược cho kinh doanh cần sự tính toán cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng của ban lãnh đạo kết hợp với sự tham gia của các chuyên gia có năng lực nhất trong doanh nghiệp.

Ta có thể thấy rằng rằng, vai trò của chiến lược kinh doanh là rất lớn, nhằm mục đích chính đó là để có thể từ đó tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của chính doanh nghiệp hoặc của những doanh nghiệp khác bên ngoài. Qua đó có thể chỉ ra những phương hướng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn có vai trò chỉ định và phân bổ nguồn lực về nhân lực, tài chính để nhằm mục đích có thể từ đó thực thi các chiến thuật cụ thể.

3. Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh Judo:

Trước tiên, từ những phân tích được nêu trên, ta hiểu về chiến lược kinh doanh như sau:

Chiến lược được hiểu là việc xác định phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn. Ở đó tổ chức sẽ cần phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường mang tính cạnh tranh. Nhằm mục đích có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được kỳ vọng của các tác nhân có liên quan đến tổ chức

Chiến lược kinh doanh còn được hiểu cơ bản chính là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự rõ ràng. Chiến lược kinh doanh bao gồm một chuỗi các phương pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài.

Mục tiêu cuối cùng của các chiến lược kinh doanh đó chính là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận lên cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Khái niệm chiến lược kinh doanh Judo:

Chiến lược kinh doanh Judo được hiểu cơ bản chính là một kế hoạch để nhằm mục đích có thể quản lí một công ty bằng cách sử dụng tốc độ và sự nhanh nhẹn để giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh Judo ra đời đã dự đoán và thúc đẩy những thay đổi trên thị trường thông qua các dịch vụ sản phẩm mới. Chiến lược kinh doanh Judo bao gồm ba thành phần cụ thể sau đây:

- Thành phần thứ nhất đó chính là chuyển động: Sử dụng kích thước nhỏ hơn của một công ty để hành động nhanh chóng và vô hiệu hóa lợi thế của đối thủ cạnh tranh lớn hơn

- Thành phần thứ hai đó chính là cân bằng: Hấp thụ và chống lại các động thái của đối thủ cạnh tranh

- Thành phần thứ ba đó chính là đòn bẩy: Lợi dụng điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh

Chiến lược này được rút ra từ các nguyên tắc của Judo, một môn võ thuật Nhật Bản.

Một trong những khía cạnh chính của Judo đó chính là việc  sử dụng kích thước của một đối thủ lớn hơn để từ đó có thể chống lại chính hắn. Chiến lược kinh doanh Judo được thiết kế để nhằm mục đích có thể mang lại lợi thế cho các công ty nhỏ hơn bằng cách sử dụng sự nhanh nhẹn và khả năng phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường như một lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh Judo trong tiếng Anh là gì? Chiến lược kinh doanh Judo trong tiếng Anh là Judo Business Strategy.

4. Cách vận dụng chiến lược kinh doanh Judo:

Các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ sẽ có thể sử dụng chiến lược khi cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn. Các nguyên tắc và chiến thuật trong chiến lược này sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi đang được phát triển hơn là các ý tưởng phụ trợ.

Một nguyên tắc khác đó chính là ở thế tấn công mà không bị cuốn vào một cuộc tấn công trực tiếp. Đòn tấn công này được hiểu là một nỗ lực để nhằm mục đích có thể làm suy yếu đối thủ bằng cách thay đổi các điểm tấn công một cách nhanh chóng mà không cho phép đối thủ tạo thành thế phòng thủ vững chắc hoặc đẩy ngược lại.

Bằng cách thay đổi vị trí và đòn bẩy, các chủ thể là những người luyện Judo tìm cách phá vỡ thăng bằng của đối thủ và chuyển hướng bất kì đòn phản công nào của đối thủ. Dưới góc độ kinh doanh, một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể sử dụng tính linh hoạt và năng lực của mình để nhằm mục đích có thể từ đó thay đổi các điểm tấn công để nhằm gây nhầm lẫn cho một đối thủ lớn hơn đã kiên cố hóa các hoạt động của mình theo các hướng nhất định và gặp khó khăn trong việc thích nghi.

Chuẩn bị và lập kế hoạch để xoay chiều từ góc độ Judo ta hiểu có nghĩa là sử dụng nhận thức tình huống và nhận thức không gian để suy nghĩ về nơi và thời điểm để thay đổi các động tác tấn công.

Điều này sẽ cho phép một công ty tận dụng cơ hội mới để tấn công. Đặc biệt là các công ty khởi nghiệp phải nhận thức được vị trí, điều kiện và triển vọng của họ để từ đó sẽ tiến lên bằng cách áp dụng các phương pháp mới.

Đôi khi, kế hoạch được thực hiện không dẫn đến thành công như hình dung ban đầu. Bằng cách nhìn vào các cơ hội đã phát sinh, công ty đó cũng có thể có định hướng tốt hơn với cách tiếp cận mới.

5 / 5 ( 1 bình chọn )