Chiến lược chức năng là gì? Mục tiêu và vai trò của chiến lược

Chiến lược chức năng là gì? Chiến lược chức năng hay còn gọi là Chiến lược cấp chức năng trong tiếng Anh được gọi là Functional-level strategy. Mục tiêu và vai trò của chiến lược? Các loại chiến lược cấp chức năng?

Như chúng ta đã biết thì chiến lược cấp chức năng được biết đến với một số chiến lược cụ thể để phát huy năng lực và các tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp, để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

1. Chiến lược chức năng là gì?

Chiến lược chức năng hay còn gọi là Chiến lược cấp chức năng trong tiếng Anh được gọi là Functional-level strategy.

Hiện nay chúng ta đã rất quen thuộc với chiến lược chức năng trong kinh doanh cụ thể thì đây là các chiến lược marketing, tài chính, sản xuất, hậu cần và nguồn nhân lực. Theo như thực tế thì các chiến lược này được xây dựng tập trung vào một chức năng xác định nhằm phát huy năng lực, đồng thời đảm bảo phối hợp các hoạt động khác nhau ở từng bộ phận chức năng để đạt tới mục tiêu của chiến lược cấp kinh doanh cũng như chiến lược cấp công ty

Như chúng ta đã biết thì chiến lược cấp chức năng là những kế hoạch tác nghiệp trong từng lĩnh vực chức năng để cụ thể hoá các chiến lược cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic Business Unit – SBU) vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn (có thể cả trung hạn) và các biện pháp cụ thể để Ban quản lí chỉ đạo hoạt động thường nhật của đơn vị.

Như vậy ta thấy rằng với chiến lược cấp chức năng liên quan đến các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cụ thể với bộ phận nghiên cứu & phát triển, tài chính, sản xuất, marketing…nó được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và chiến lược kinh doanh các SBU trong doanh nghiệp. Như vậy nên với các chiến lược này do các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh xây dựng, là tập hợp các chương trình hành động khả thi để thực hiện từng phần của chiến lược kinh doanh của đơn vị. Hoạch định chiến lược chức năng nhằm xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng khu vực chức năng (marketing, tài chính, sản xuất, nghiên cứu phát triển…), xác định bản chất và chuỗi hành động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Như vậy với chiến lược cấp chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hoạt động ngắn hạn được các đơn vị chức năng sử dụng nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chiến lược cấp này giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chức năng gồm (a) đáp ứng vai trò của lĩnh vực chức năng với môi trường tác nghiệp và (b) phối hợp chức năng với các chính sách khác nhau của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu và vai trò của chiến lược:

Chiến lược chức năng thường hướng vào 4 mục tiêu cụ thể dưới đây:

- Nâng cao hiệu quả

- Nâng cao chất lượng

- Đổi mới

- Đáp lại khách hàng

Vai trò chiến lược

Các chiến lược chức năng cụ thể hóa chiến lược kinh doanh và được coi như những hoạt động căn bản của quá trình kinh doanh. Các chiến lược chức năng đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể:

Các chiến lược chức năng có vai trò hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể.

Các chiến lược chức năng chỉ rõ những công việc mà các nhà quản trị chức năng phải làm để bảo đảm hiệu suất cao hơn trong các lĩnh vực chức năng tương ứng của họ.

Các chiến lược chức năng sẽ tạo ra sự khác biệt, đặc trưng, giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh.

Các cấp xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành về cơ bản là giống nhau về các thức xây dựng, nội dung và triển khai.

Tuy nhiên, trong doanh nghiệp đơn ngành hệ thống chiến lược thường đơn giản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai trong một lĩnh vực kinh doanh đơn nhất.

Ngược lại, trong doanh nghiệp đa ngành, hệ thống chiến lược thường phức tạp và được tổ chức thành nhiều cấp hơn.

- Trong doanh nghiệp đa ngành

Hiện nay tại hệ thống chiến lược được chia thành ba cấp cụ thể đó là chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate-level strategy), chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Business-level strategy) và chiến lược cấp chức năng (Functional-level strategy).

- Trong doanh nghiệp đơn ngành chỉ có hai cấp xây dựng chiến lược là cấp doanh nghiệp và cấp chức năng. 

Bảng so sánh các cấp xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

TT       Tiêu chí      Cấp xây dựng chiến lược   
  Doanh nghiệp      Đơn vị kinh doanh      Chức năng   
  1     Thời gian xây dựng     Dài hạn     Trung hạn     Ngắn hạn  
  2     Loại quyết định     Định hướng     Hỗn hợp     Tác nghiệp  
  3     Mức độ rủi ro     Cao     Thấp     Trung bình  
  4     Mức độ tác động     Trọng đại     Lớn     Không lớn  
  5     Khả năng thu lợi nhuận     Cao     Trung bình     Thấp  
  6     Tính linh hoạt     Cao     Trung bình     Thấp  
  7     Tính cụ thể     Thấp     Trung bình     Cụ thể cao  
  8     Tính đổi mới     Đổi mới     Hỗn hợp     Tính lặp lại  
  9     Cấp ra quyết định     Cấp cao     Cấp trung     Cấp thấp

Chiến lược ở các cấp khác nhau vẫn có tác động lẫn nhau. Chiến lược ở cấp cao hơn mang tính định hướng và là căn cứ để xây dựng chiến lược ở cấp thấp hơn, trong khi chiến lược ở cấp thấp được xây dựng để nhằm góp phần đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược ở cấp cao hơn.

3. Các loại chiến lược cấp chức năng:

 Hiện nay trên thị trường có các loại chiến lược khác nhau và về chiến lược cấp chức năng thì bao gồm có các loại chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược vận hành, chiến lược nguồn nhân lực.

3.1 Chiến lược marketing:

Hiện nay theo trê thị trường thì có các chiến lược Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội giúp cho các cá nhân và tập thể đạt được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

Chiến lược marketing là quá trình tổ chức chuyển tại mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh của họ thành các hoạt động trên thị trường.

Chiến lược marketing của một tổ chức là tất cả những gì liên quan đến việc phát triển và thực hiện Marketing – mix (gồm 4P: Product, Price, Place và Promotion; hoặc 7P: Product, Price, Place và Promotion, People, Physical evidence và Process hoặc nhiều hơn).

3.2 Chiến lược tài chính:

Quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung chủ yếu của quản trị hoạt động tài chính là hoạch định và kiểm soát tài chính, hoạch định và quản trị các dự án đầu tư, quản trị các hoạt động tài chính ngắn hạn, quản trị các nguồn cung tài chính, chính sách phân phối và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chiến lược tài chính liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng có hiệu quả một nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển:

Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phát triển những sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hay cải tiến các quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả…

Chiến lược nghiên cứu và phát triển hướng đến hoàn thiện và phát triển hoạt động R&D, đầu tư đúng mức cho hoạt động này, phối hợp một cách tối ưu các hình thức tổ chức hoạt động R&D, giữa R&D do tổ chức tự thực hiện với R&D theo hợp đồng với bên ngoài…

3.4 Chiến lược vận hành:

Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng, bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất – vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói… đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị, nên việc cải tiến, hoàn thiện những hoạt động này nhằm góp phần quan trọng làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, điện nước…

3.5 Chiến lược nguồn nhân lực:

Quản trị nguồn nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức và từng người lao động.

Các nội dung chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực là công tác tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ lao động.

Chiến lược liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm: thu hút và giữ nhân tài, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, đãi ngộ hợp lý…

Như vậy ta thấy đối với cả 5 chiến lược trong chiến lược cấp chức năng này đều rất có ý nghĩa và nó vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, mỗi chiến lược trở thành mắt xích không thể thiếu trong quá trình kinh doanh diễn ra.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )