Chia tài sản thừa kế do bố để lại. Tranh chấp về di sản thừa kế do bố để lại sau khi mẹ đi lấy chồng.
Chia tài sản thừa kế do bố để lại. Tranh chấp về di sản thừa kế do bố để lại sau khi mẹ đi lấy chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Ba mẹ tôi lấy nhau năm 1960 đến 1968 có 4 người con gái và có một ngôi nhà (không có giấy tờ quyền sở hữu nhà ) ,năm 1969 cha tôi mất .Mẹ tôi gá nghĩa với dượng kế sinh được 3 người con .Năm 2015 mẹ tôi làm giấy sở hữu nhà đứng tên một mình mẹ tôi . Hiện nay mẹ tôi và dượng kế muốn chuyển nhượng cho 3 người con sau toàn bộ ngôi nhà trên .Tôi muốn hỏi việc làm mẹ tôi đúng qui định pháp luật không trong khi 4 chị em tôi muốn thừa kế tài sản của cha tôi để lại có được không và tôi cần phải làm những gì và đến những cơ quan nào ? ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005;
– Luật đất đai năm 2013;
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005:
Xem thêm: Chia di sản thừa kế khi con và bố chết cùng thời điểm
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Khi cha và mẹ bạn kết hôn năm 1960 và căn nhà này là tài sản chung của vợ chồng. Đến năm 1969, cha bạn mất thì 1 nửa giá trị của căn nhà sẽ thuộc về mẹ bạn, một nửa còn lại sẽ được dùng để chia thừa kế theo quy định của pháp luật nếu cha bạn mất không để lại di chúc. Ngôi nhà sẽ được định giá và một nửa giá trị sẽ được chia đều thành 5 suất thừa kế cho mẹ bạn và 4 người con gái.
Vào năm 2015 mẹ bạn đã xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hiện tại theo như bạn trình bày vào năm 2015 thì không còn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Uỷ ban nhân dân huyện cấp . Việc này là hợp pháp nếu trước đó căn nhà không phát sinh bất kì một tranh chấp nào giữa mẹ bạn và bạn hoặc với những người con khác, và có sự đồng ý của các chị em bạn về việc cấp giấy chứng nhận. Khi mẹ bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn nên mẹ bạn có quyền để lại cho 3 người con kia. Căn cứ cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 101
"2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật đất đai, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Tuy nhiên, hiện tại bạn muốn được chia tài sản này, bạn phải chứng minh được trước khi mẹ bạn
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao ban hành tại mục 2.4 quy định:
"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung."
Xem thêm: Con chết sau ba mẹ thì ai được thừa kế đối với phần di sản của con