Chia di sản thừa kế của người bị tuyên bố chết. Hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố một người đã chết.
Chia di sản thừa kế của người bị tuyên bố chết. Hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố một người đã chết.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A có vợ là bà B, có con là C (9 tuổi). Ngày 01/05/2004 ông A xa nhà đi khỏi nơi cư trú, nhưng mấy tháng trôi qua, bà B không có tin tức xác thực về ông nữa. 12/1/2005, bà B yêu cầu tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời, Bà B đã cho đăng báo tìm người thân và mọi cách tìm chồng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, nhờ người quen biết hỏi thăm. Sau một thời gian dài tìm kiếm tin tức của chồng, ngày 20/6/2007, theo yêu cầu của bà B, ông A bị toàn án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên bố mất tích. 3 năm sau đó bà B có đơn yêu cầu tòa án huyện H tuyên bố ông A đã chết và được thụ lý giải quyết. Ngày 20/7/2010 tòa án huyện H ra quyết định tuyên bố ông A đã chết. Trong thời kỳ hôn nhân ông A có 1 căn nhà do bố mẹ đẻ cho, 1 cái xe là tài sản chung của vợ chồng mỗi người đóng góp 1 nửa và quyển sổ tiết kiệm của ông là 600 triệu. Tài sản của ông được chia như thế nào? Vợ ông muốn giữ lại xe để cho thuê được không? Biết bố mẹ ông A còn sống. Nếu 2 năm sau ông A quay về thì được đòi lại những gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản của cá nhân bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là, khi quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân của Tòa án có hiệu lực, thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cá nhân có để lại di chúc trước khi bị tuyên bố đã chết thì tài sản sẽ được chia theo di chúc. Còn trong trường hợp cá nhân đó không có di chúc để lại chia tài sản thì số tài sản đó sẽ được chia theo quy định pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp thông tin bạn đưa ra thì không thấy đề cập tới việc ông A để lại di chúc hay không nên trong trường hợp này, tài sản của ông A bao gồm 1 căn nhà do bố mẹ đẻ cho, 1/2 giá trị chiếc xe và sổ tiết kiệm của ông là 600 triệu sẽ được chia theo pháp luật nếu không tìm thấy di chúc hay không có di chúc.
Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Xem thêm: Di sản thừa kế là gì? Quy định mới nhất về các loại di sản thừa kế?
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó, đối với mỗi người thừa kế cùng hàng thì sẽ nhận được phần di sản như nhau nếu như không thuộc các đối tượng không có quyền được hưởng di sản quy định trong Điều 643 Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, đối với việc bà B là vợ của ông A, người con C và bố mẹ đẻ của ông A còn sống thì tất cả thuộc cùng 1 hàng thừa kế thứ nhất. Nên nếu họ đủ điều kiện và không thuộc đối tượng bị cấm thì họ hoàn toàn được nhận thừa kế với mỗi phần chia như nhau đối với toàn bộ khối tài sản.
Theo khoản 2 điều 685 Bộ luật dân sự thì: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Do đó, trong trường hợp định giá tài sản mà giá trị của chiếc xe tương ứng với phần thừa kế bà B được hưởng thì bà hoàn toàn có thể yêu cầu chia tài sản bằng hiện vật. Đối với trường hợp giá trị chiếc xe lớn hơn phần tài sản mà bà nhận được thì để giữa lại chiếc xe, bà B phải thực hiện thanh toán phần tài sản còn thiếu tương ứng với việc nhận chiếc xe của mình.
Xem thêm: Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại khoản 3 Điều 83 của Bộ luật dân sự thì khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về, người đó có quyền yêu cầu những người đã được hưởng thừa kế tài sản của họ từ việc họ bị tuyên bố là đã chết trước đó trả lại tài sản cho họ nếu tài sản đó vẫn còn hoặc phần giá trị còn lại của những tài sản đó mà người được thừa kế chưa sử dụng hết giá trị. Tức là, trong trường hợp người được hưởng thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết đã sử dụng hết phần giá trị tài sản được thừa kế thì người bị tuyên bố là đã chết trở về không có quyền đòi lại tài sản, giá trị tài sản còn lại đó nữa trừ trường hợp người hưởng thừa kế biết người bị tuyên bố là đã chết còn sống mà cố ý dấu diếm để hưởng thừa kế thì người đó phải trả lại toàn bộ tài sản hoặc toàn bộ giá trị tài sản mà họ đã được thừa kế và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra .
Vì vậy, sau 2 năm bị tuyên là đã chết, ông B trở về thì dựa vào yêu cầu của ông A thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ việc tuyên bố đã chết, khôi phục lại các quan hệ nhân thân và tài sản. Trong trường hợp ông A yêu cầu đòi lại phần tài sản đã chia trong việc thừa kế thì Tòa sẽ giải quyết để những người thừa kế hoàn trả lại tài sản theo quy định.