Chỉ tiêu tĩnh là gì? Phân tích ưu, nhược điểm và hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu tĩnh là gì? Phân tích ưu, nhược điểm của chỉ tiêu tĩnh? Hiệu quả tài chính của chỉ tiêu tĩnh? Tham khảo các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?

Đánh giá hiệu quả doanh nghiệp là một trong các hoạt động rất quan trọng để tìm ra những điểm đã đạt được và hạn chế đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vân đề đánh giá hiệu quả tài chính dựa trên các chỉ tiêu khác nhau. Một trong số các chỉ tiêu quan trọng đó là chỉ tiêu tĩnh. Vậy chi tiêu này được hiểu như thế nào? Ưu, nhược điểm và hiệu quả tài chính của chỉ tiêu này được sử dụng ra sao? .

1. Chỉ tiêu tĩnh là gì?

Một doanh nghiệp để có thể hoạt đông hiệu quả và có giải pháp phát triển cần thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đây được xem là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn đầu tư, tài chính, cấp quản lý và nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện để đưa ra quyết định thông minh cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình. Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.

Thứ hai, nhận thấy hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn trên thực tế. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.

Như vậy dù chúng ta xét nó dựa trên tiêu chí nào thì hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó và bên trong hiệu quả tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Từ đó chúng ta có thể xác định và hiểu về chỉ tiêu tĩnh đây không chỉ là chỉ tiêu không xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, có thể tính cho cả đời dự án hoặc tính cho một năm vận hành. Khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu, cần xem xét:

+ Những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp: Để hiểu xem doanh nghiệp có đạt được hiệu quả tài chính hay không.

+ So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác: Để xem doanh nghiệp có hoạt động tốt trong ngành hay không.

+ Khuynh hướng phát triển ngành: Để xem doanh nghiệp có đang phát triển theo đúng xu hướng của ngành hay không.

Chỉ tiêu tĩnh tiếng Anh là " static indicator".

2. Phân tích ưu, nhược điểm của chỉ tiêu tĩnh:

Ưu điểm:

- Tính toán đơn giản.

- Phản ánh được chỉ tiêu hiện quả mà các nhà đẩu tư quan tâm.

- Hiệu quả được tính ra có thể so với một ngưỡng hiệu quả cho phép.

Nhược điểm:

- Không phản ánh được sự biến động của tiền tệ theo thời gian.

- Không chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu.

3. Hiệu quả tài chính của chỉ tiêu tĩnh:

Chỉ tiêu tĩnh được dùng làm chỉ tiêu tổng hợp khi phân tích báo cáo đầu tư và luận chứng kinh tế - kĩ thuật; là chỉ tiêu bổ sung khi phân tích dự án đầu tư.

1. Chi phí cho một kì hay cho một đơn vị sản phẩm

- Chi phí cho một kì kinh doanh (C) được xác định theo công thức:

C = Vtb.i + Cn

N: khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất ra trong kì, hay năng suất của dự án.

i: lãi suất huy động vốn trung bình của dự án.

Vtb: vốn sản xuất trung bình chịu lãi trong suốt thời gian hoạt động của dự án, thông thường được xác định như sau:

Vtb = K.Vcd + Vld

Vcd: vốn cố định của dự án.

Vld: vốn lưu động của dự án.

K: hệ số chuyển vốn cố định của dự án sang vốn cố định sinh lãi trong quá trình vận hành.

Cn: chi phí sản xuất trong kì không bao gồm lãi vay vốn.

2. Lợi nhuận cho một kì hay lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm

Lợi nhuận cho một kì (L)

L = D – C

D: doanh thu thuần trong kì.

C: chi phí sản xuất kinh doanh trong kì (không gồm thuế giá trị gia tăng).

3. Mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư (R)

Là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng tính cho một thời đoạn so với vốn sản xuất trung bình sinh ra nó:

4. Thời hạn thu hồ vốn đầu tư

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận (T1).

Là thời gian cần thiết bằng năm để tổng số lợi nhuận ròng thu được bù đắp đủ số vốn của dự án bỏ ra.

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao (T1+k).

Là thời gian cần thiết tính bằng năm để tổng số lợi nhuận ròng và khâu hao thu được bù đắp đủ số vốn của dự án bỏ ra.

Trường hợp lợi nhuận và khấu hao đều hàng năm ta có thể xác định theo:

Trường hợp lợi nhuận và khấu hao không đều theo hàng năm ta có thể tìm ra từ các điều kiện tổng quát sau:

Trong đó:

T1: thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận;

T1+k: thời hạn thu hồ vốn đầu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao;

Lt: lợi nhuận ròng tạo ra ở năm t;

Kt: khấu hao tài sản cố định ở năm t.

Như vậy thông qua các thông tin này ta thấy đối với những nguồn hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Thật vậy, thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng như có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.

4. Tham khảo các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đã đạt được: Bộ phận và nguồn lực nào đã sử dụng có hiệu quả, bộ phận và nguồn lực nào sử dụng chưa có hiện quả, phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

 Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh hoạt đoạn kinh doanh của công ty. Nó sẽ thể hiện được đầy đủ và chi tiết về dòng tiền của doanh nghiệp, tạo ra bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu, sử dụng có hiệu quản hay không?

Tất cả quá trình luân chuyển dòng tiền, lời lãi phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính. Để doanh nghiệp có thể đánh giá chi tiết nhất về hiệu quả kinh doanh, các nhà quản lý nên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Hiệu suất sử dụng lao động

Nguồn lao động chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng. Dù là về mặt số lượng hay chất lượng thì nguồn lao động đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh.

Quá trình đánh giá hiệu suất lao động sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được năng suất lao động và so sánh với năng suất lao động cùng ngành từ đó đánh giá được việc sử dụng nguồn lao động có hiệu quả hay không.

Mức độ hài lòng của khách hàng

Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà quản trị nên chú trọng. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì nó phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng. Nó quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp.

Hơn nữa các doanh nghiệp nên xây dựng tệp khách hàng thân thiết vì theo quy luật 80/20 thì 20% khách hàng thân thiết sẽ đem lại 80% doanh thu lợi nhuận cho công ty mà không cần tốn quá nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

Mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức triển khai. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cải thiện hoạt động, làm thích ứng môi trường… Các biện pháp này rất đa dạng, phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Đây là một số giải pháp có thể giúp ích cho bạn, cụ thể:

+ Doanh nghiệp cần tìm ra được các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm một cách nhanh chóng; nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chính xác hơn.

+ Lựa chọn các nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và ưu đãi tốt để giảm bớt các chi phí, hạ giá bán sản phẩm, từ đó thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn.

+ Thường xuyên xem xét, kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh để phát huy các chỉ tiêu tốt và điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu còn gây lãng phí.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )