Chỉ tiêu thống kê là gì? Đặc điểm và phân loại chỉ tiêu thống kê?

Thống kê là gì? Hai phương pháp thống kê chính được sử dụng trong phân tích dữ liệu? Chỉ tiêu thống kê là gì? Phân loại chỉ tiêu thống kê?

Trong nhiều năm trở lại đây, phương pháp thống kê được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng thống kê đã đem đến những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh cụm từ thống kê. Một trong số đó chúng ta cần kể đến chỉ tiêu thống kê.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Thống kê là gì?

Thống kê được hiểu là nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu, Khi áp dụng thống trong khoa học, công nghiệp hoặc các vấn đề xã hội, thông lệ là bắt đầu với tổng thể thống kê hoặc một quá trình mô hình thống kê sẽ được nghiên cứu. Tổng thế có thể gồm nhiều loại khác nhau như tất cả mọi người đang sống trong một đất nước hay tập hợp các phân tử của tinh thể. Nó đề cập tới tất cả các khía cạnh của dữ liệu bao gồm việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu mẫu cho các cuộc khảo sát và thí nghiệm

Khi không thể thu thập được dữ liệu điều tra dân số, các chủ thể là những nhà thống kê thu thập dữ liệu bằng cách phát triển các mẫu thí nghiệm và mẫu khảo sát cụ thể. Quá trình lấy mẫu đại diện đảm bảo rằng những suy luận và kết luận có thể được áp dụng từ mẫu cho đến tổng thể. Một nghiên cứu thực nghiệm bao gồm việc đo lường hệ thống được nghiên cứu, thao tác trên hệ thống và sau đó đo lường thêm, sử dụng cùng thủ tục mẫu để xác định xem các thao tác có thay đổi giá trị đo lường hay không Ngược lại, một quan sát nghiên cứu không liên quan đến thao tác thực nghiệm.

2. Hai phương pháp thống kê chính được sử dụng trong phân tích dữ liệu:

– Thống kê mô tả, đây là phương pháp tóm tắt dữ liệu từ một mẫu sử dụng các chỉ số như là giá trị trung bình hoặc độ lệch chuẩn. Thống kê mô tả được sử dụng thường xuyên nhất với hai thuộc tính phân phối (mẫu hoặc tổng thể): chiều hướng trung tâm (hoặc vị trí) tìm cách để mô tả giá trị trung bình hoặc giá trị đặc trưng của phân phối, trong khi phân tán (hoặc thay đổi) mức độ đặc trưng mà các thuộc tính của phân phối đi trệch so với nghiên cứu.

– Thống kê suy luận, rút ra kết luận từ dữ liệu biến thiên ngẫu nhiên (ví dụ cụ thể: các sai số quan sát, mẫu của tổng thể). Thống kê suy luận về thống kê toán học được thực hiện trong khuôn khổ của lý thuyết xác suất, trong đó đề cập tới việc phân tích các hiện tượng ngẫu nhiên. Để có thể thực hiện một suy luận khi chưa biết số lượng, hoặc nhiều ước lượng được đánh giá bằng cách sử dụng mẫu.

Thống kê chính là ngành nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu và các hiện tượng cần quan sát. Kinh tế học sử dụng rất nhiều số liệu và phương pháp thống kê để nghiên cứu hiện tượng kinh tế và kiệm định các lý thuyết kinh tế

Còn thống kê kinh tế chính là những số liệu thống kê do chính phủ và các cơ quan khác thu thập để phản ánh thực trạng của nền kinh tế vào thời điểm thu thập số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh và phân tích cùng với các số liệu và chỉ số khác trong thời kỳ trước.

Những số liệu như thế có được phân tích bằng các phương pháp thống kê thông thường hay phương pháp kinh tế lượng để có thể thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến số mà chúng ta quan tâm nghiên cứu.

3. Các bước cơ bản của một nghiên cứu thống kê:

– Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu, bao gồm việc tìm kiếm số liệu để trả lời cho các nghiên cứu. Sử dụng các thông tin sau: ước tính sơ lược về kích thước của hiệu quả điều tra, các giả thuyết, các biến khảo sát dự định. Xem xét việc lựa chọn đối tượng khảo sát và đúng quy trình nghiên cứu. Các nhà thống kê cho rằng nên so sánh thử nghiệm một cách đáng tin cậy với tiêu chuẩn mẫu hoặc tiêu chuẩn so sánh một kết quả nghiên cứu. Chấp nhận ước lượng không chệch của mức ý nghĩa đáng tin cậy.

– Bước 2: Thiết kế nghiên cứu, nhằm ngăn sự ảnh hưởng của các biến gây nhiễu và phân bố mẫu ngẫu nhiên của hệ số tin cậy cho các đối tượng để ước lượng không chệch của mức ý nghĩa đáng tin cậy và sai sót trong nghiên cứu. Ở giai đoạn này, các thí nghiệm và các thống kê viết giao thức nghiên cứu mà chính việc hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm và chỉ ra những phân tích ban đầu của các dữ liệu nghiên cứu.

– Bước 3: Kiểm tra các nghiên cứu sau các giao thức thử nghiệm và phân tích dữ liệu và phân tích

– Bước 4: Kiểm tra thêm các dữ liệu thiết lập trong phân tích thứ cấp, đề xuất giả thuyết mới cho các nghiên cứu sau này.

– Bước 5: Tìm kiếm tài liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

4. Chỉ tiêu thống kê là gì?

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh qui mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

– Ta hiểu tiêu chí đó chính là một chuẩn mức được đặt ra với mục đích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một sự việc, sự vật nào đó hiện nay. Các tiêu chí được đưa ra có thể nói về chất lượng, năng suất, thời gian và khả năng tuân thủ theo các quy định, quy trình được đặt ra.

– Kinh tế xã hội là một nhánh của kinh tế học tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi xã hội và kinh tế. Kinh tế xã hội nghiên cứu cách các chuẩn mực xã hội, đạo đức, tình cảm đại chúng mới xuất hiện và các triết lí xã hội khác ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và định hình xu hướng mua của công chúng. Kinh tế xã hội sử dụng lịch sử, các sự kiện hiện tại, chính trị và các ngành khoa học xã hội khác để dự đoán kết quả tiềm năng từ những thay đổi đối với xã hội hoặc nền kinh tế. Như vậy, Kinh tế xã hội là khoa học xã hội nghiên cứu cách thức hoạt động kinh tế ảnh hưởng và được định hình bởi các quá trình xã hội. Nói chung, nó phân tích cách các xã hội hiện đại tiến bộ, đình trệ hoặc suy thoái vì nền kinh tế địa phương hoặc khu vực của họ, hoặc vì nền kinh tế toàn cầu như thế nào.

Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể.

– Đơn vị đo lường được hiểu là đại lượng được chọn làm chuẩn dùng thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp luật để xác định vật chất về mặt lượng (trọng lượng, khối lượng, kích thước… ).

– Phương pháp tính chính là môn học về những lí luận cơ bản và các phương pháp giải gần đúng, cho ra kết quả bằng số của các bài toán thường ặp trong toán học cũng như trong kĩ thuật. Chúng ta thấy rằng đa số các bài toán trong toán học như giải các phương trình ại số hay siêu việt, các hệ phương trình tuyến tính hay phi tuyến, các phương trình vi hân thường hay đạo hàm riêng,tính các tích phân,… sẽ thường khó giải đúng được, nghĩa là khó tìm kết quả dưới dạng các biểu thức.

Ví dụ cụ thể như tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế năm 2002 là 535.762 tỉ đồng; sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2002 là 36,9 triệu tấn,…

Chỉ tiêu thống kê trong tiếng Anh là Statistical indicator.

5. Phân loại chỉ tiêu thống kê:

– Theo nội dung phản ánh, chỉ tiêu thống kê bao gồm chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu khối lượng phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu.

+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối.

– Theo hình thức biểu hiện, chỉ tiêu thống kê có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên.

Ví dụ cụ thể như số lượng máy móc tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn,… hoặc đơn vị đo lường qui ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít…

+ Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro…

Ví dụ cụ thể là giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu đồng,…); kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ.

– Theo đặc điểm về thời gian, chỉ tiêu thống kê gồm có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kì, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.

+ Chỉ tiêu thời kì phản ánh qui mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kì nhất định. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )