Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Văn bản dưới luật » Chỉ thị 39/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản dưới luật

Chỉ thị 39/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • 21/05/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    21/05/2021
    Văn bản dưới luật
    0

    Số hiệu: 39/CT-TTg

    Loại văn bản: Chỉ thị

    Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ

    Người ký: Nguyễn Xuân Phúc

    Ngày ban hành: 24/10/2017

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 39/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    Số: 39/CT-TTg

    Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017

     

    CHỈ THỊ

    VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

    Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ xảy ra rất phức tạp, ở nhiều địa phương, trong hoạt động công vụ của nhiều ngành, nhất là trong hoạt động chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thi hành án, thanh tra, kiểm lâm, quản lý thị trường, y tế, báo chí… Hành vi chống người thi hành công vụ diễn biến theo hướng manh động, coi thường pháp luật; số đối tượng xấu, phản động, cơ hội chính trị tìm cách lợi dụng kích động chống phá chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.

    Tình hình trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do: Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể một số nơi chưa quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; chưa chủ động và thiếu giải pháp thiết thực, hiệu quả để phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và thực thi pháp luật. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, dễ bị kích động dẫn đến có hành vi chống lại lực lượng thi hành công vụ. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật, kỹ năng thi hành công vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, thậm chí tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu, bức xúc cho người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với lực lượng thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ, nhiều vụ việc sai phạm chưa được phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Một số cơ chế chính sách, quy định của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ nói riêng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế; chế tài xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ chưa đủ sức răn đe.

    Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, xây dựng xã hội kỷ cương, kỷ luật, tạo môi trường ổn định, an ninh, an toàn, trật tự và lành mạnh phục vụ xây dựng, phát triển đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

    1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

    a) Kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật và chế tài xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ; quyền, nghĩa vụ của công dân và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thực thi công vụ, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong việc tuân thủ, giám sát, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng thi hành công vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo dư luận xã hội lên án và đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh; đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân và lực lượng thi hành công vụ.

    Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường xuyên phổ biến, quán triệt về tình hình, yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức cho người thực thi công vụ. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế, quy trình, kế hoạch công tác, quy định rõ phạm vi trách nhiệm, cơ chế phối hợp, điều kiện đảm bảo trong thực thi nhiệm vụ, nhất là về những cơ chế chính sách pháp luật còn bất cập, những sơ hở yếu kém trong công tác quản lý nhà nước chưa được người dân đồng tình.

    b) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị và Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, Chỉ thị số 26/CT–TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nâng cao nhận thức về pháp luật, quyền hạn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lễ tiết, tác phong và văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người thi hành công vụ. Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của cơ quan, đơn vị.

    c) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các nội quy, quy chế, quy trình, phương án, kế hoạch công tác đối với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cụ thể. Trong đó, phải chú ý xác định rõ trách nhiệm thực thi công vụ, cơ chế kiểm tra, giám sát, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp và điều kiện đảm bảo thi hành công vụ, đồng thời dự kiến đầy đủ các tình huống có thể xảy ra để chủ động đề ra các biện pháp giải quyết hiệu quả, Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, người thi hành công vụ phải tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, sẵn sàng giải quyết mọi tình huống xảy ra. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, phương pháp vận động, thuyết phục, đối thoại với quần chúng; ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện nghiệp vụ, phòng vệ, xử lý tình huống...cho các lực lượng trực tiếp thi hành công vụ.

    d) Tăng cường công tác nắm tình hình trong nhân dân để kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để những vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài, những nguyên nhân, điều kiện có thể phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ, như thực hiện các chính sách xã hội có liên quan đến người dân không công bằng, thiếu công khai, minh bạch. Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công vụ, để kịp thời phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục ngay những sơ hở, bất cập, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các hành vi chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu người dân, các vi phạm về tác phong, thái độ ứng xử trong khi thi hành công vụ, xem xét xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, động viên, khen thưởng những điển hình tốt về tinh thần, thái độ phục vụ của người thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc việc thông báo về địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người có hành vi chống người thi hành công vụ học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.

    đ) Quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp cho các lực lượng thực thi công vụ, nhất là các trường hợp bị thương hoặc hy sinh khi thi hành công vụ. Chủ động bố trí, trang bị hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật cho các lực lượng thuộc quyền quản lý để đảm bảo thi hành công vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để bảo đảm cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ.

    2. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, rà soát, làm rõ những bất cập, hạn chế về pháp luật liên quan hoạt động thi hành công vụ và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ, để sớm đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, góp phần bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân, bảo vệ người thi hành công vụ, nêu cao kỷ cương, kỷ luật và tính nghiêm minh của pháp luật. Cần có hướng dẫn cụ thể cho phép người thi hành công vụ trong trường hợp nào thì được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để trấn áp, khống chế, vô hiệu hóa người có hành vi chống lại người thi hành công vụ hoặc trong trường hợp phòng vệ chính đáng,

    3. Bộ Công an triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, kịp thời phối hợp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật; tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết, ổn định các vụ việc phức tạp trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu, từ cơ sở, không để trở thành “điểm nóng”, gây bức xúc trong xã hội, kéo dài. Tập trung chỉ đạo lực lượng, biện pháp khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để theo quy định của pháp luật các vụ án chống người thi hành công vụ đã xảy ra, không để kéo dài, đảm bảo tất cả các hành vi chống người thi hành công vụ đều được điều tra, xử lý; đồng thời, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm nghiêm túc công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc chống người thi hành công vụ.

    4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chấp hành và thực thi pháp luật trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung và công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ nói riêng; kịp thời thông tin, tuyên truyền, đảm bảo khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc, không để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng kích động, gây phức tạp về an ninh, trật tự,

    5. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xét xử lưu động một số vụ án điểm về chống người thi hành công vụ, nhất là các vụ án có đối tượng coi thường pháp luật, làm người thi hành công vụ hy sinh hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung; bảo đảm nghiêm minh, không để lọt tội phạm.

    6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; phối hợp giám sát hoạt động của người thi hành công vụ, bảo đảm thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ.

    7. Giao Bộ Công an giúp Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị này và Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

     

     

    Nơi nhận:
    – Bộ Chính trị;
    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Văn phòng Tổng Bí thư;
    – Văn phòng Chủ tịch nước;
    – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    – Văn phòng Quốc hội;
    – T
    òa án nhân dân tối cao;
    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    – VPCP: BTCN
    , các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
    – Lưu: VT, NC (2b).DTH
    200

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Xuân Phúc

     

     

     

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản dưới luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.428 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chống người thi hành công vụ

    Công vụ

    Người thi hành công vụ

    Phòng ngừa

    Thi hành công vụ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Thi hành công vụ là gì? Ai được coi là người thi hành công vụ?

    Thi hành công vụ là gì? Ai được coi là người thi hành công vụ? Các dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ?

    Văn hóa công vụ là gì? Xây dựng văn hóa công vụ tại Việt Nam?

    Văn hóa công vụ là gì? Văn hóa công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là gì? Xây dựng văn hóa công vụ tại Việt Nam?

    Công vụ là gì? Vài nét về chế độ công vụ, trách nhiệm công vụ?

    Công vụ là gì? Công vụ được dịch sang tên trong tiếng Anh là gì? Vài nét về chế độ công vụ? Trách nhiệm công vụ?

    Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa và lấy cao răng?

    Cao răng huyết thanh()Serum tartar là gì? Cao răng huyết thanh tiếng Anh là gì? Tác hại của cao răng? Cách lấy cao răng huyết thanh? Các cách phòng ngừa sự hình thành cao răng?

    Sốc tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa?

    Sốc tim là gì? Sốc tim tên tiếng Anh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa?

    Công vụ là gì? Một số vấn đề về chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ?

    Công vụ (Equitment) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Một số vấn đề về chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ?

    Rủi ro đạo đức là gì? Ví dụ và biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức

    Rủi ro đạo đức là gì? Ví dụ và biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức?

    Công văn số 3454-CV/A11(A25) về việc rà soát, kiểm tra phòng ngừa phần mềm gián điệp đánh cắp thông tin qua máy tính nối mạng chuyển ra nước ngoài do Tổng cục An ninh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3454-CV/A11(A25) về việc rà soát, kiểm tra phòng ngừa phần mềm gián điệp đánh cắp thông tin qua máy tính nối mạng chuyển ra nước ngoài do Tổng cục An ninh ban hành

    Công văn số 2438/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và nhu cầu nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2438/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và nhu cầu nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng ban hành

    Công văn số 11578/BGDĐT-CSVCTBĐCTE về việc chỉ định thầu các dự án xây dựng thuộc Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 – 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 11578/BGDĐT-CSVCTBĐCTE về việc chỉ định thầu các dự án xây dựng thuộc Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Hà Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Hà Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Gia Lai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Gia Lai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Gia Lai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Tháp ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Tháp?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Nai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Nai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Điện Biên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Điện Biên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Điện Biên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Nông? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Nông ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Nông?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Lắk? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Lắk ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Lắk?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đà Nẵng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cao Bằng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cao Bằng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cao Bằng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cần Thơ ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cần Thơ?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Thuận? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Thuận ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Thuận?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cà Mau? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cà Mau ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cà Mau?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Phước? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Phước ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Phước?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Dương ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Dương?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Định ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Định?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bến Tre ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bến Tre?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá