Chi phí thành lập doanh nghiệp là gì? Các chi phí cụ thể?

Chi phí thành lập doanh nghiệp là gì? Lệ phí đăng ký doanh nghiệp? Các khoản phí cung cấp thông tin doanh nghiệp? Chi phí khắc con dấu? Một số chi phí khác khi thành lập doanh nghiệp?

Khi thành lập doanh nghiệp, các chủ thể thành lập doanh nghiệp phải chi trả những khoản tiền nhất định cho việc thành lập đó. Những khoản tiền phải chi trả đó được gọi là chi phí thành lập doanh nghiệp. Các chi phí này chính là những chi phí bắt buộc mà chủ thể thành lập doanh nghiệp phải chi trả.

* Cơ sở pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp năm 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 do Chính phủ ban hành về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 47/2019/TT- BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành  quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

1. Chi phí thành lập doanh nghiệp là gì?

Chi phí được hiểu là một khoản tiền được trích ra, chi ra để dùng cho một hoạt động nhất định.

Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh." Từ quy định này chúng ta thấy rõ được khái niệm của doanh nghiệp. Sự hình thành của các doanh nghiệp là tất yếu khách quan của nền kinh tế. Từ ý tưởng thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được thành lập hợp pháp doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp là hoạt động khởi tạo doanh nghiệp của chủ đầu tư bao gồm các hoạt động đầu tiên tạo cơ sở vật chất cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến hành được hoạt động kinh doanh của mình và thủ tục pháp lý cần thiết để khai sinh hợp pháp ra doanh nghiệp đó.

Như vậy, có thể hiểu chi phí thành lập doanh nghiệp là những khoản tiền mà chủ thể thành lập doanh nghiệp cần phải chi trả khi tiến hành các hoạt động thành lập doanh nghiệp.

Tính toán chi phí khởi động cung cấp cho người thành lập doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về các chi phí để khởi động và cấp vốn cho doanh nghiệp. Họ cần bao nhiêu cho các chi phí một lần, chẳng hạn như đồ đạc? Điều đó cho thấy họ cần bao nhiêu vốn để mở cửa kinh doanh.

Việc hiểu các chi phí định kỳ hoặc liên tục, chẳng hạn như tiền lương và giá vốn hàng bán (COG), giúp những cá nhân đó phân tích nhu cầu dòng tiền của mình, vì vậy cá nhân cần biết doanh thu kinh doanh mà họ cần ít nhất là bao nhiêu để hòa vốn. Điều này cũng giúp người thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc dành ra đủ tiền — ví dụ, chi phí liên tục trị giá trong sáu tháng — vì vậy họ không phụ thuộc nhiều vào doanh thu kinh doanh ngay lập tức hoặc ít nhất là cho đến khi bạn vượt qua giai đoạn đầu.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số khoản chi phí cần phải chi trả khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

2. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp:

Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định."

Từ quy định này có thể thấy nghĩa vụ nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp là một nghĩa vụ bắt buộc khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí chính là để chi trả cho các cơ quan nhà nước khi tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đó chính là Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, cần lưu ý là đối với các trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử thì các chủ thể thành lập doanh nghiệp được miễn phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi khi đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng giúp cho việc giảm sự tham gia của các cán bộ trong cơ quan nhà nước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, từ đó giảm các chi phí liên quan.

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT- BTC quy định thì lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp (cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/ lần.

3. Các khoản phí cung cấp thông tin doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 32 của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Mức phí công bố thông tin doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, bao gồm những mục như sau:

- Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với mức phí 50.000 đồng/bản;

- Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp với mức phí 40.000 đồng/bản;

- Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp với mức phí 150.000 đồng/báo cáo

- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp với mức phí 100.000 đồng/lần

- Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên với mức phí 4.500.000 đồng/tháng.

Dựa trên các quy định về các khoản chi phí trên, thì nhận thấy chi phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp có mức phí là 100.000 đồng.

4. Chi phí khắc con dấu:

Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều phải có con dấu riêng cho doanh nghiệp đó. Con dấu thể hiện tính chất pháp lý cho doanh nghiệp trong các quyết định của doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp có con dấu riêng biệt. Con dấu được xác lập khi doanh nghiệp được thành lập. Hiện nay, quy định về khắc con dấu được quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ- CP, theo đó, sau khi có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Một số chi phí khác khi thành lập doanh nghiệp:

- Chi phí nghiên cứu: Kế hoạch kinh doanh cung cấp cái nhìn tổng quan và bản đồ về doanh nghiệp mới . Nó sẽ buộc người thành lập doanh nghiệp phải cân nhắc chi phí và các chiến lược khác nhau để đảm bảo tuổi thọ cho doanh nghiệp của họ. Điều này bao gồm việc nghiên cứu kỹ về ngành đang kinh doanh, thị trường mục tiêu và cấu trúc thuế tốt nhất cho doanh nghiệp mới được thành lập đó. Nếu người thành lập doanh nghiệp đang thuê một công ty nghiên cứu thị trường, thì khoản chi phí này cần được đưa vào kế hoạch kinh doanh của họ.

- Chi phí đi vay và huy động vốn: Việc tài trợ có thể dưới dạng vốn chủ sở hữu (chẳng hạn như phát hành cổ phiếu) hoặc nợ (chẳng hạn như trái phiếu). Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ nhận nợ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Tùy thuộc vào tổ chức tài chính, người thành lập doanh nghiệp có thể cần phải trả một khoản phí ban đầu, chẳng hạn như phí đăng ký hoặc phí xuất phát. Tất nhiên, sẽ có những chi phí liên tục dưới hình thức thanh toán gốc và lãi.

- Chi phí cho thiết bị và vật tư: Tất cả các doanh nghiệp đều cần một số loại vật tư và thiết bị. Các chi phí này có thể là một lần hoặc liên tục, tùy thuộc vào việc người thành lập mua hoàn toàn hay quyết định thuê.

- Chi phí tiếp thị: Quảng cáo và khuyến mại không chỉ dành cho giai đoạn đầu. Doanh nghiệp sẽ cần phát triển và thực hiện một kế hoạch tiếp thị cần được tính vào chi phí liên tục. Và đừng bỏ qua chiến lược PR, chiến lược này có thể tăng khả năng hiển thị thương hiệu và tạo niềm tin với công chúng.

- Tiền lương và phúc lợi: Chi phí cho nguồn nhân lực bao gồm tiền lương, tiền công, tiền hoa hồng, tiền thưởng, tiền lương và bất kỳ phúc lợi nhân viên nào mà doanh nghiệp có. Lập kế hoạch về lương thưởng công bằng đảm bảo doanh thu thấp hơn và thu hút nhân tài vào tổ chức của bạn. Chi phí này cũng có thể bao gồm các nhà thầu nếu người thành lập doanh nghiệp không thuê nhân viên.

- Bảo hiểm: Bảo hiểm kinh doanh có thể bao gồm bồi thường cho người lao động và thương tật ngắn hạn. Các chuyên gia cảnh báo phải cẩn thận với tình trạng bội chi tới đây. Cũng nên xem xét bảo hiểm để bảo vệ khách hàng cũng như tài sản cá nhân của doanh nghiệp khỏi bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào liên quan đến kinh doanh. Bảo hiểm có thể là chi phí hàng năm hoặc hàng tháng.

- Tiện ích: Hóa đơn tiền nước, điện, internet và điện thoại là những chi phí phổ biến đối với các doanh nghiệp truyền thống. Những chi phí này cũng có thể áp dụng cho không gian văn phòng tại nhà, nhưng doanh nghiệp không thể khấu trừ tất cả các tiện ích của mình.

- Công nghệ: Chi phí công nghệ bao gồm chi phí của một trang web, hệ thống thông tin và phần mềm kinh doanh, bao gồm cả phần mềm kế toán và tính lương. Một số chủ doanh nghiệp nhỏ chọn thuê ngoài các chức năng này cho các nhà cung cấp dịch vụ CNTT được quản lý hoặc giám đốc tài chính ảo hoặc kế toán để tiết kiệm tiền lương và lợi ích, trong khi những người khác chọn mua phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS).

- Hàng tồn kho: Các doanh nghiệp như trong lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng và sản xuất có thể cần mua hàng tồn kho ban đầu để bắt đầu và lập ngân sách cho các hoạt động liên tục. Doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để đảm bảo có đủ hàng tồn kho để hoạt động, nhưng không quá nhiều khiến bạn bị mắc kẹt với những món đồ không cần thiết hoặc có thể bị hỏng. Khó có thể phóng đại tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho tốt.

5 / 5 ( 1 bình chọn )