Chi phí mỗi lần click chuột là gì? Đặc điểm và các lưu ý?

Chi phí mỗi lần click chuột là một hình thức tính chi phí trong quảng cáo Google AdWords. Đây cũng là hình thức trả phí phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chi phí mỗi lần click chuột đóng vai trò rất quan trọng, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây:

1. Tìm hiểu về chi phí mỗi lần click chuột:

Khái niệm chi phí mỗi lần click chuột:

Chi phí mỗi lần click chuột hay còn gọi là thanh toán mỗi lần click chuột được hiểu cơ bản chính là phương pháp mà các trang web sử dụng để nhằm mục đích lập hóa đơn dựa trên số lần khách truy cập ấn vào quảng cáo.

Chi phí mỗi lần click chuột được hiểu chính là số tiền trung bình mà các chủ thể đã bị tính phí cho một nhấp chuột vào quảng cáo của mình khi các chủ thể đó tham gia hình thức PPC (pay-per-click). Giá mỗi nhấp chuột trung bình sẽ được tính bằng cách chia tổng chi phí của các lần nhấp mà chủ thể sử dụng hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột nhận được cho tổng số nhấp chuột.

Một phương pháp thay thế khác là chi phí theo từng ngàn, đây là số lần hiển thị hoặc số người xem, tính theo đơn vị hàng nghìn, bất kể mỗi người xem có ấn vào quảng cáo hay không.

Chi phí mỗi lần click chuột của các chiến dịch sẽ được các chủ thể là những nhà quảng cáo tự động đặt giá thầu và chi phí có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá thầu tối đa mà các chủ thể có. Có giá này là do nó phải qua một phiên đấu giá thầu với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một khoảng thời gian.

Điều này đồng nghĩa với việc các chủ thể có thể tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn với hàng ngàn lượt hiển thị miễn phí. Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này bởi vì nó giúp các chủ thể tiết kiệm được chi phí và thời gian quảng cáo. Ngoài ra đây là hệ thống thông minh có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu theo phân khúc với các tiêu chí khác nhau.

Chi phí mỗi lần click chuột tiếng Anh là gì? Chi phí mỗi lần click chuột tiếng Anh là Cost per click, viết tắt là CPC.

2. Lý do chi phí mỗi lần click chuột lại quan trọng:

Chi phí mỗi lần click chuột được hiểu là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng quảng cáo. Chi phí quảng cáo của các chủ thể sử dụng hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột sẽ cao khi lượt nhấp chuột càng nhiều. Các chủ thể thường sẽ không đạt được lợi tức đầu tư tốt khi chỉ số chi phí mỗi lần click chuột quá cao.

ROI Adwords hay còn gọi là lợi tức đầu tư trong quảng cáo được xác định bởi ngân sách mà các chủ thể thực hiện chi trả trên chất lượng truy cập từ các lần nhấp chuột. Các chủ thể cũng sẽ cần phải đảm bảo lưu lượng truy cập phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp và chuyển đổi hợp lý để có thể mang lại lợi tức đầu tư tốt cho doanh nghiệp.

Tùy theo loại hình kinh doanh, ngành nghề và nền tảng triển khai chiến chiến lược quảng cáo mà chi phí mỗi lần click chuột  sẽ khác nhau. Đối với các ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao và giá chuyển đổi cao thì chi phí sẽ đắt hơn so với các ngành khác.

3. Đặc điểm và lưu ý của chi phí mỗi lần click chuột:

Đặc điểm của chi phí mỗi lần click chuột:

Chi phí mỗi lần click chuột thông thường được sử dụng khi chủ thể là nhà sử dụng quảng cáo đặt ra một ngân sách hàng ngày. Khi ngân sách của nhà sử dụng quảng cáo đã hết, quảng cáo sẽ bị xóa trong khoảng thời gian còn lại của thời hạn thanh toán.

Ví dụ cụ thể như là một trang web có tỉ lệ CPC là 10 cent và nếu đạt được 1.000 lần click chuột thì tổng chi phí sẽ là 100 USD (0,10 USD x 1000). Số tiền mà nhà sử dụng quảng cáo trả cho một lần click chuột thường được đặt theo công thức hoặc thông qua qui trình đấu giá. Công thức được sử dụng thường là chi phí cho mỗi lần hiển thị (Cost per impression, viết tắt là CPI) chia cho tỉ lệ phần trăm click chuột (% Click-through ratio, viết tắt là % CTR).

Chi phí mỗi lần click chuột được hiểu cơ bản chính là số tiền mà nhà tạo lập quảng cáo nhận được khi có người dùng click chuột vào quảng cáo trả tiền trên trang web. Hoạt động kinh doanh ngày càng được phát triển trực tuyến, và quảng cáo do đó cũng phát triển theo. Quảng cáo trực tuyến toàn cầu đã tạo ra khoảng 170,5 tỉ USD trong năm 2015. Các chủ thể là những nhà tạo lập quảng cáo thường tìm đến bên thứ ba để nhằm mục đích có thể kết nối họ với các nhà sử dụng quảng cáo, một tiêu biểu lớn nhất là Google AdWords.

Các chủ thể là những nhà tạo lập quảng cáo có thể kí hợp đồng với Google để có từ đó thể đặt quảng cáo trên trang web của họ. Quảng cáo có thể chứa kết hợp văn bản, hình ảnh hoặc video. Google quyết định loại quảng cáo nào sẽ chạy trên trang web nào, dựa trên lưu lượng truy cập mà nó nhận được, loại nội dung hoặc chủ đề và số lượng nhà sử dụng quảng cáo quan tâm đến nội dung đó.

Nhà tạo lập quảng cáo được trả tiền dựa trên số lần người xem click chuột vào quảng cáo; số tiền được trả cho mỗi lần click chuột chính là chi phí mỗi lần click chuột của quảng cáo đó. Các nhà sử dụng quảng cáo trả giá cho số tiền họ sẵn sàng trả cho mỗi lần click chuột và Google sử dụng các thuật toán phức tạp để kết nối nhà tạo lập quảng cáo và nhà sử dụng quảng cáo với nhau.

Các trang web có số lượng khách truy cập lớn nhất và kết hợp các từ khóa có giá trị nhất sẽ nhận được chi phí mỗi lần click chuột cao nhất. Việc đấu giá cho quảng cáo rất thường xuyên và liên tục, do đó chi phí mỗi lần click chuột cũng sẽ thay đổi liên tục.

Các chủ thể là những nhà tạo lập quảng cáo nhỏ rất khó kiếm tiền thông qua Google AdWords. Họ khó đáp ứng các tiêu chí để có thể từ đó tham gia chương trình và ngay cả khi được chấp nhận. Khoản thanh toán tối thiểu 100 USD là vượt quá khả năng của nhiều người.

Khi các loại tiền kĩ thuật số như bitcoin trở nên chính thống hơn, mạng ngang hàng (P2P) đang sử dụng công nghệ blockchain để nhằm từ đó chuyển sang quảng cáo trực tuyến. Nổi tiếng nhất là BitTeaser, đã ra mắt vào tháng 1 năm 2015. BitTeaser ra đời đã tính phí và thanh toán bằng bitcoin và giúp người dùng trả chi phí mỗi lần click chuột sẽ ít hơn nhiều so với AdWords.

4. Ý nghĩa của chi phí mỗi lần click chuột:

Các chủ thể chỉ bị tính khi mọi người nhấp vào quảng cáo, đó là lí do rõ ràng nhất để các chủ thể đưa ra lựa chọn hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột. Điều này có nghĩa là các chủ thể sẽ có thể có được hàng ngàn hiển thị miễn phí. Tuy nhiên, nếu các chủ thể đó có ngân sách thấp (5 đô la một ngày hoặc thậm chí 20 đô la) và các chủ thể không có thời gian để tối ưu hóa thì lựa chọn tối ưu cho các chủ thể này đó chính là hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột.

Bên cạnh đó, chi phí mỗi lần click chuột còn là một hệ thống quảng cáo thông minh cho phép lựa chọn khách hàng phân vùng mục tiêu theo nhiều tiêu chí phân khúc ( tuổi, giới tính,vị trí địa lí,…)

Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột đó chính là việc các chủ thể sẽ tối ưu được ngân sách quảng cáo. Cụ thể trong trường hợp quảng cáo hiển thị đến những đối tượng người dùng không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ, họ không nhấp vào quảng cáo thì doanh nghiệp đó sẽ không mất bất kì khoản phí nào cả.

Lợi thế của của hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột giúp hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và tối ưu được ngân sách cho doanh nghiệp. Chỉ khi khách hàng có nhu cầu quan tâm và click vào quảng cáo thì các chủ thể mới phải mất phí.

Lựa chọn thông điệp quảng cáo cho từng mục đích chi tiết cụ thể như: Làm thương hiệu, quảng cáo,…

Nhược điểm:

Chi phí quảng cáo ở hình thức quảng cáo chi phí mỗi lần click chuột có phần nhỉnh hơn một chút so với CPM, doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo mà không thể xác định được số lượt nhấp chuột hay những nhấp chuột phát sinh lợi ích trong một thời điểm cụ thể nào đó.

Cạnh tranh từ khóa cao bởi được rất nhiều nhà quảng cáo lựa chọn. Nếu các chủ thể và đối thủ cùng chạy chung từ khóa trong một lĩnh vực thì phải chi trả giá thầu quảng cáo cực kỳ cao.

Chi phí có thể cao hơn so với các hình thức khác nếu các đối thủ cạnh tranh tạo ra click ảo vào quảng cáo của các chủ thể đó.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )