Chỉ báo SMA là gì? Tìm hiểu về Simple moving average?

Chỉ báo SMA là gì? Tìm hiểu về Simple moving average? Ý nghĩa của đường SMA trong forex?

Tại bài viết này chúng tôi và bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về một nội dung rất thú vị đó là Simple moving average. Đường SMA là chỉ báo xu hướng toàn diện. Vì lí do đó nên các trader nên biết cách sử dụng nó.

1. Chỉ báo SMA là gì?

Simple Moving Average (SMA) được dịch sang Tiếng Việt là Đường trung bình trượt đơn giản. Chỉ báo này là chỉ báo cơ bản nhất trong các loại chỉ báo trong xác xuất thống kê. Mặc dù mang tính chất cơ bản nhưng hầu như không trader chuyên nghiệp nào lại không dùng chỉ báo này. Vì SMA là nền tảng cơ bản của mọi chỉ báo khác và cho trader cái nhìn tổng quát về thị trường.

Simple moving Average là dạng đơn giản nhất của đường trung bình động. Đường SMA là một giá trị trung bình được tính trên một số điểm dữ liệu gần đây. Giá trị này được tính lại theo định kỳ, đưa ra giá trị cũ nhất có lợi cho giai đoạn gần đây nhất. Chúng ta hãy xem một ví dụ đơn giản, để minh họa cách tính SMA:

2. Tìm hiểu về Simple moving average:

2.1. Cách tính chỉ báo SMA:

Chỉ báo SMA là trung bình cộng của n phiên giao dịch trước đó với giá trị của mỗi phiên là giá trị cuối. SMA Được tính theo công thức:

SMA = SUM(CLOSE, n)/n

SUM(CLOSE,n) = CLOSE(1) + CLOSE(2) + CLOSE(3) + … CLOSE(n)

Trong đó:

n là số phiên giao dịch.

CLOSE là giá trị của cuối phiên giao dịch

SUM(CLOSE, n) là tổng của n phiên giao dịch, lấy giá trị vào cuối giao dịch(CLOSE).

Ví dụ: SMA-9 nghĩa là mỗi điểm của đường SMA là trung bình cộng của 9 phiên trước đó.

2.2. Tín hiệu của chỉ báo SMA:

Biểu đồ giá cắt đường SMA

Nếu bạn sử dụng SMA ngắn hạn, dưới 50 phiên chẳng hạn. Sẽ là tín hiệu tốt nếu như:

+ Biểu đồ giá giảm mạnh cắt ngang qua đường SMA theo hướng từ trên xuống. Đây là thời điểm giá có khả năng giảm mạnh tùy vào cảm nhận đồ thị của bạn. Đây là lúc nên bán.

+ Tương tự, nếu biểu đồ giá tăng mạnh và cắt qua đường SMA theo hướng từ dưới lên. Tín hiệu này cho thấy chuẩn bị có một cuộc tăng giá. Bạn hãy sẵn sàng mua vào. Nhưng đừng quên đặt mức cắt lỗ nhé. Rủi ro vẫn có thể xảy ra cho dù bạn giao dịch bằng chỉ báo nào.

Sử dụng hai chỉ báo SMA, một ngắn một dài

Bạn có thể sử dụng hai chỉ báo gồm SMA-50 và SMA-200. Riêng đường chỉ báo SMA-200 sẽ không biến động nhiều, tuy nhiên nó là mức giá trung bình ổn định. Bằng cách này bạn sẽ bắt được tín hiệu khi:

SMA-50 di chuyển cắt nhanh SMA-200 theo hướng từ trên xuống như thác đổ. Lúc này cũng tương tự như biểu đồ giá cắt SMA, đây là thời điểm bạn nên bán ra để chốt lời. Tín hiệu bán khi SMA-50 cắt SMA-200 và đi xuống Cũng tương tự, khi SMA-50 di chuyển nhanh lên trên và cắt qua đường SMA-200 theo hướng từ dưới lên. Giá lúc này có dấu hiệu tăng mạnh, đây là lúc bạn nên mua vào. Đây là hai tín hiệu rõ ràng nhất, đừng nên vào lệnh mua/bán khi SMA-50 chỉ di chuyển ở một bên của SMA-200 dù cho nó tăng hay giảm mạnh. Ta phải dùng phương pháp bên dưới để tăng độ chính xác.

Sử dụng hai chỉ báo SMA kèm yếu tố giá

Tín hiệu sẽ trở nên càng mạnh mẽ hơn nếu bạn thêm yếu tố giá vào công thức dùng hai chỉ báo SMA được đề cập phía trên. Điều này có nghĩa như sau:

Khi SMA-50 đang di chuyển phía trên SMA-200, cùng lúc đó thì biểu đồ giá cũng di chuyển phía trên SMA-50. Lúc này SMA-200 đã khẳng định hướng đi của đồ thị giá, biểu đồ giá đi lên và không có dấu hiệu cắt SMA-50 sẽ chứng tỏ rằng giá đang có xu hướng đi lên rõ ràng. Việc của bạn lúc này là ngồi đợi tín hiệu biểu đồ giá cắt SMA-50 một cách bạo lực thì sẽ chốt lời.  Khi đường SMA-50 nằm trên đường SMA-200 và biểu đồ giá nằm trên đường SMA-50 cùng hướng lên thì lúc này giá tăng ổn định

Ngược lại với trường hợp trên, khi SMA-50 di chuyển bên dưới SMA-200, cùng lúc đó thì biểu đồ giá di chuyển bên dưới SMA-50. Tương tự như trường hợp trên SMA-200 đã khẳng định chiều phát triển của tài sản đang có xu hướng giảm. Bạn sẽ đợi cho biểu đồ giá ngưng đi xuống và cắt SMA-50, đây chính là lúc mua.

2.3. Sử dụng đường trung bình SMA Crossover trong chiến lược giao dịch:

Chiến lược chéo trung bình di chuyển đơn giản là một hệ thống theo xu hướng khá cơ bản. Nó xem xét hai chuỗi giá khác nhau và cung cấp tín hiệu giao dịch khi cái này giao nhau. Trong biểu đồ trên, chúng tôi đã thấy rằng sự vượt qua giá đã vượt quá mức trung bình động 50 kỳ. Thay thế, chúng tôi cũng có thể sử dụng một trung bình di động khác thay vì giá cả.

Điều quan trọng là hướng của tín hiệu được đưa ra bởi hướng của đường chéo của chuỗi giá chuyển động nhanh hơn so với hướng chậm hơn. Vì vậy, ví dụ, bạn có thể sử dụng đường trung bình động 20 kỳ làm chuỗi nhanh và đường trung bình động 50 kỳ là đường chậm hơn. Nếu MA 20 kỳ vượt qua MA 50 kỳ, đó sẽ là tín hiệu mua. Nếu MA 20 kỳ vượt qua MA chậm hơn, đó sẽ là tín hiệu bán.

Theo các tín hiệu như vậy thực sự là một ví dụ về dự báo trung bình di chuyển đơn giản. Do đó, chúng tôi đang sử dụng trung bình di động của mình như một hướng dẫn có khả năng cho hiệu suất của thị trường trong tương lai. Tất nhiên, dự báo trung bình di chuyển đơn giản như vậy dựa trên một giả định chính - cụ thể là, các giá trị dữ liệu trong tương lai sẽ có xu hướng theo xu hướng. Như chúng ta đã biết, các giá trị lịch sử có thể không dự đoán chính xác các giá trị trong tương lai và trên thực tế, có thể nhiều lần khi xu hướng bị phá vỡ.

3. Ý nghĩa của đường SMA trong forex:

Về cơ bản, SMA cho phép các nhà giao dịch nhìn xa hơn những biến động giá ngắn hạn, và từ đó nhận thức rõ hơn các xu hướng cơ bản của thị trường. Lưu ý trong biểu đồ hiển thị ở trên cách chỉ báo Forex SMA làm dịu sự chuyển động của thị trường. Xu hướng tăng của thị trường, trong trường hợp này, được thấy rõ hơn khi đọc một đường trung bình đơn giản, thay vì chỉ nhìn vào giá một mình. Ngoài ra, lưu ý cách giá vẫn nằm trên đường SMA cho phần lớn xu hướng.

Đường SMA hỗ trợ trader có thể đưa ra các quyết định chính xác nhất trong giao dịch. Cụ thể đường SMA có ý nghĩa quan trọng khi đầu tư Forex như sau:

3.1. Xác định xu hướng thị trường:

Đường SMA phản ánh xu hướng biến động giá của cặp tiền tệ trong tương lai, do đó các nhà đầu tư có thể dựa vào để phân tích và đánh giá thị trường. Từ đó, biết được khi nào nên vào lệnh để kiếm lời. Người ta chia xu hướng thị trường theo thời gian là dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Cụ thể khi dựa vào SMA ta sẽ xác định được xu hướng như sau:

+ Đối với xu hướng ngắn hạn ta sẽ dùng SMA20. Theo đó, nếu thấy giá cắt lên đường SMA 20 thì khi này giá đang trong xu hướng tăng ngắn hạn, ngược lại nếu thấy giá cắt xuống SMA20 giá sẽ theo xu hướng giảm ngắn hạn.

+ Tương tự đối với thời gian dài hạn, trung hạn các bạn cũng dựa vào SMA để xác định xu hướng như trên.

+ Đường SMA đưa ra kết quả biến động giá khá chậm, tuy nhiên chậm mà chắc, chỉ báo này có khả năng loại trừ được các tín hiệu nhiễu giá hoặc các bẫy khi thay đổi giá đột ngột.

3.2. Xác định hỗ trợ kháng cự:

Đường SMA đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự, do đó tại các điểm tiếp xúc các nhà đầu tư có thể ra quyết định để vào lệnh.

+ Nếu thấy giá đang nằm trên đường SMA sau đó giảm xuống chạm vào đường này và bật lên thì đây chính là điểm hỗ trợ.

+ Ngược lại nếu thấy giá nằm dưới SMA và hồi lên chạm vào đường này bật xuống đây chính là điểm kháng cự. Cách xác định này bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho xu hướng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

3.3. Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ:

Nhờ vào đường SMA trên biểu đồ, các nhà đầu tư xác định được thời điểm vào giá chính xác, biết khi nào phải cắt lỗ và chốt lời take profit, giúp các nhà đầu tư thoải mái tâm lý hơn khi giao dich.

+ Khi đường SMA dốc xuống và giá nằm dưới SMA. Khi này bạn có thể theo dõi nếu thấy giá chạm vào SMA hãy vào lệnh bán ngay.

+ Tương tự nếu thấy SMA đang trong xu hướng tăng và giá nằm trên SMA thì bạn hãy đợi cho giá chạm SMA thì vào lệnh mua.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )