Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mượn tài sản. Căn cứ chấm dứt hợp đồng mượn tài sản.
Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mượn tài sản. Căn cứ chấm dứt hợp đồng mượn tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho em hỏi là: trong hợp đồng mượn tài sản là đồ cổ quý, Ví dụ như chiếc quạt cổ-( vật đặc định). Bên cho mượn đã hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và đặc tính của chiếc quạt rồi mà bên mượn làm hỏng. Bên cho mượn k cho bên kia đền chiếc quạt khác mà phải mang chiếc quạt cổ đi sửa vì đó là chiếc quạt cổ rất quý hiếm có 1 không 2. Tuy nhiên trên thị trường không có các vật liệu sửa chiếc quạt này. Như vậy trong tình hướng này, căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự là gì, nghĩa vụ đó là nghĩa vụ gì và thời điểm chấm dứt nghĩa vụ là gì.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 498 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
“1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”
Như vậy, việc bên cho mượn cung cấp thông tin, hướng dẫn cách sử dụng của tài sản là chiếc quạt cổ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, giúp cho bên mượn tài sản sử dụng tài sản một cách thuận tiện và an toàn.
Xem thêm: Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản bao gồm:
“1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Tài sản dài hạn là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?
Như vậy, trong trường hợp bên mượn tài sản gây ra những hỏng hóc cho tài sản mượn thì bên mượn tài sản có nghĩa vụ phải sửa chữa và phải bồi thường thiệt hại với bên cho mượn tài sản. Vì là tài sản đặc định không thể sửa chữa để khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản cũng như duy trì giá trị sử dụng nên nghĩa vụ trả lại tài sản mượn của bên mượn tài sản chấm dứt theo quy định tại Điều 383 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn
Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.
Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nghĩa vụ trả tài sản mượn chấm dứt, bên mượn tài sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận thay thế vật khác cho chủ sở hữu tài sản. Trong đó, mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định trên cơ sở kết quả định giá của cơ quan chuyên môn cũng như yếu tố lỗi của các bên đối với thiệt hại.