Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là gì? Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là gì? Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp? Tái cấu trúc tài chính cơ bản?

Như chúng ta đã biết trong doanh nghiệp thì cấu trúc tài chính doanh nghiệp là cơ sở và nền tảng để xây dựng lên một hệ thống tài chính luân chuyển thông suốt nguồn vốn từ những người tiết kiệm đến những người có nhu cầu đầ tư với mục đích để duy trì nguồn kinh tế ổn định và phát triển năng động hơn. Với va trò và ý nghĩa của cấu trúc tài chính doanh nghiệp chúng ta nếu muốn phát triển doanh nghiệp tốt hơn cần phải hiểu Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là gì? Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp như thế nào để dễ dàng ứng dụng.

1. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là gì?

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết tới thuật ngữ về hệ thống tài chính là một thực thể phức tạp về cấu trúc và chức năng ở mọi nơi trên thế giới. Nó bao gồm nhiều tổ chức khác nhau như: Ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quĩ tương hỗ, các thị trường cổ phiếu và trái phiếu...

Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là nền tảng để xây dựng nên hệ thống tài chính, giúp nền kinh tế duy trì khỏe mạnh và năng động đối với một doanh nghiệp nào đó thì vấn đề đặt ra cấu trúc tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết và nó rất có ý nghĩa  đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay nhất là hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng cần được tiến hành một cách hợp lí và chặt chẽ nhất đối với mỗi doanh nghiệp..

Theo đó chúng ta thấy cấu trúc cấu trúc tài chính nó có ý nghĩa to lớn và cấu trúc tài chính của các nước đều có những điểm khác nhau, trong đó tín dụng ngân hàng được cung cấp chủ yếu bởi các tổ chức nhận tiền gửi và tín dụng phi ngân hàng được cung cấp bởi các trung gian tài chính còn lại với các trái phiếu bao gồm các chứng khoán nợ chuyển nhượng được như trái phiếu công ty, thương phiếu cổ phiếu bao gồm các cổ phiếu phát hành mới.

2. Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp:

Từ số liệu bảng trên và qua kiểm chứng thực tế, cấu trúc tài chính doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

Cổ phiếu không phải nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp

Bởi vì các phương tiện truyền thông đã tập trung quá nhiều sự chú ý vào thị trường cổ phiếu, khiến cho nhiều người có cảm giác rằng cổ phiếu là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.

Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Bảng trên chỉ ra rằng, cổ phiếu chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp mà thôi .

Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp

Đối với Mỹ thì trái phiếu có vai trò lớn hơn nhiều so với cổ phiếu, tuy nhiên cả hai nguồn này cũng chỉ chiến 43% cấu trúc tài chính, tức chưa đạt được mức 50%. Đối với các nước còn lại, tỉ trọng này còn nhỏ hơn nhiều.

Tài chính gián tiếp trong nhiều trường hợp đóng vai trò quan trọng hơn nhiều tài chính trực tiếp

Tài chính trực tiếp là việc bán các chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư. Tại Mỹ, nguồn tài trợ bằng trái phiếu và cổ phiếu chiếm tới 43% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, điều này nói lên vai trò quan trọng của tài chính trực tiếp trong hệ thống tài chính của Mỹ.

Các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp

Từ bảng trên cho thấy, nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp được cấu thành chủ yếu từ tín dụng ngân hàng và tín dụng của các trung gian tài chính phi ngân hàng. Tại các nước phát triển thì tín dụng ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại hình tài trợ.

Hệ thống tài chính là một trong lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế

Hệ thống tài chính là lĩnh vực được quan tâm điều tiết nhất bởi chính phủ các nước. Chính phủ điều tiết thị trường tài chính chủ yếu là để thúc đẩy việc cung cấp thông tin và để bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính.

Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán để huy động vốn

Các cá nhân và các công ty nhỏ thường không huy động vốn qua kênh phát hành chứng khoán, mà thay vào đó, họ thường đi vay các ngân hàng.

Thế chấp tài sản là đặc điểm phổ biết của các hợp đồng vay nợ đối với hộ gia đình cũng như doanh nghiệp

Thế chấp là việc đem tài sản của mình làm vật bảo đảm cho khoản vay. Khoản vay có thế chấp, hay khoản vay có bảo đảm, là hình thức tín dụng phổ biến nhất đối với các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp.

Các hợp đồng nợ có đặc trưng gồm những điều khoản có tính pháp lí đặc biệt phức tạp nhằm điều chỉnh người vay

Một số người chưa từng đọc một bản hợp đồng tín dụng nào thường nghĩ rằng, hợp đồng tín dụng thực chất là một giấy nhận nợ (IOU), nên sẽ không có gì phức tạp ngoài một mẩy giấy nhận nợ và cam kết trả nợ của người vay.

Thực tế thì không phải vậy, các hợp đồng tín dụng của ngân hàng vô cùng phức tạp về mặt pháp lí, là một chứng thư gồm nhiều trang, bao gồm nhiều điều khoản qui định cụ thể người vay chỉ được làm những gì với khoản tiền vay được.

3. Tái cấu trúc tài chính cơ bản:

Có 4 nội dung tái cấu trúc tài chính cơ bản.

Thứ nhất: Tái cơ cấu đầu tư

Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư, được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự án đầu tư, phải xem xét vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không. Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu của đầu tư.

Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Mỗi dự án đầu tư lại bao gồm nhiều nội dung, thuộc các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế, tài chính... Về phương diện tài chính, ở mỗi dự án đầu tư cần phải xác định: dự toán về vốn để thực hiện dự án đầu tư; số lợi nhuận khi thực hiện đầu tư đưa lại, trên cơ sở đó mà lựa chọn dự án tối ưu nhất.

Như vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc, xem xét nhiều mặt để lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Trong đó, về tài chính, chủ yếu phải xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí sau nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thời gian hoàn vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số sinh lời của dự án đầu tư...

Thứ hai: Hoạch định các khoản mục kế toán

Theo đó, các khoản mục hạch toán chưa phù hợp phải được điều chỉnh lại.

Thứ ba là xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho.

Thứ tư : Gia tăng tài sản cố định

Các loại tài sản cố định của doanh nghiệp được hiểu là những tài sản có giá trị lớn và ở đây thì nó cũng có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định. Như vậy nên ở điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là đối với nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để gia tăng tài sản cố định, các doanh nghiệp nên thực hiện từ nguồn hàng tồn kho tự có để thực hiện các dự án nội bộ; tiêu thụ một lượng hàng tồn kho khác để có lượng tiền mặt phục vụ dự án. Như vậy, đối với vấn đề tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp được tiến hành có thể giúp nhà quản lý biết rõ được thông tin về chính sách phát triển tài chính của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu quả, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn cho hợp lý hơn.

Như vậy nên với các nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, việc quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau. Nguồn thông tin được cung cấp từ cấu trúc tài chính doanh nghiệp là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp lý. Chính vì vậy, tái cấu trúc tài chính có vai trò rất quan trọng không chỉ với bên trong doanh nghiệp, mà cả với bên ngoài doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )