Thế nào là tội tổ chức đánh bạc? Những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999 với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc? Phân tích cấu thành tội tổ chức đánh bạc? Các khung hình phạt chính đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc? Hình phạt bổ sung đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc?
Tội tổ chức đánh bạc theo Điều 322 Bộ luật hình sự 2015
- 1 1. Thế nào là tội tổ chức đánh bạc
- 2 2. Những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999 với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
- 3 3. Phân tích cấu thành tội tổ chức đánh bạc
- 4 4. Các khung hình phạt chính đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
- 5 5. Hình phạt bổ sung đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Việc đánh bạc và tổ chức đánh bạc hay gá bạc hiện nay là những tệ nạn xã hội thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình và cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp của giết người, gây mật trật tự trị an và an toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểm, chủ trương chỉ đạo đấu tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này.
Trong quá trình xây dựng pháp luật, tùy theo từng giai đoạn phát triển của đất nước mà các nhà lập pháp cũng nghiên cứu để có những quy định và chính sách hình sự phù hợp nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này trong xã hội. Với sự ra đời của BLDS 2015 tội tổ chức đánh bạc hiện nay được xác định cấu thành tội phạm thế nào, mức phạt tù bao nhiêu?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc: 1900.6568
* Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
1. Thế nào là tội tổ chức đánh bạc
Hành vi tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tham gia vào trò chơi mà trong đó, người thắng được nhận một khoản lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức. Được coi là trò chơi khi kết quả thắng thua là khách quan. Những trường hợp không như vậy đều được coi là thủ đoạn của
2. Những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999 với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
2.1. Về hành vi đánh bạc
Về định lượng: So với quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự 1999 thì Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 đã nâng mức định lượng số tiền đánh bạc để truy cứu trách nhiệm hình sự với mức khởi điểm từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu (khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015). Bổ sung thêm tình tiết định tội là “đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này” để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dánh bạc dưới 5.000.000đ. Nâng mức phạt tiền từ 20.000.000đ đến 100.000.000đ tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự so với 5.000.000đ đến 50.000.000đ quy định tại khoản 1 Điều 248 trước đây.
Về tình tiết định khung: Bổ sung thêm tình tiết định khung là “c/ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”
Xem thêm: Xử lý tài sản bảo đảm khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Về trách nhiệm hình sự: Nâng mức phạt tù ở mức khởi điểm khoản 1 từ 6 tháng đến ba năm, trước đây là từ ba tháng đến ba năm; khoản 2 từ ba năm đến bảy năm, trước đây là từ hai năm đến bảy năm.
Nâng mức hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng lên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321).
2.2. Đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
– Bổ sung một số tình tiết là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm, đó là:
(1) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
(2) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc;
(3) Lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc ( khoản 1 Điều 322). – Sửa đổi tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” tại điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng tình tiết “thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015. Những tình tiết này, trước đây chỉ được quy định tại các hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Những tình tiết này, trước đây chỉ được quy định tại các hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nâng mức phạt tiền tại khoản 1 từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thành từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng”.
Xem thêm: Chơi tú lơ khơ bị phạt hành chính đúng không?
– Sửa đổi hình phạt bổ sung khoản 3 Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, thay cho khoản 3 Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1999 là “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
3. Phân tích cấu thành tội tổ chức đánh bạc
3.1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Nếu tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô chưa lớn thì người có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
3.2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan và tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội.
3.3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
Xem thêm: Luật mới về tội đánh bạc 2020? Mức hình phạt khi đánh bạc?
a) Hành vi khách quan
Tội phạm này có hai hành vi khách quan khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau, đó là hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc.
Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Khi xác định hành vi tổ chức đánh bạc cần phân biệt với trường hợp phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự và là yếu tố định khung hình phạt quy định tại một số điều luật. Hành vi tổ chức đánh bạc cũng tương tự như một số hành vi tổ chức phạm tội khác, tuy nhiên, đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc, vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được, không ai đánh bạc với chính mình cả.
Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi tổ chức việc đánh bạc, người đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nhưng cũng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nhưng người tổ chức việc đánh bạc nếu đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
Gá bạc là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ, tàu, xe, thuyền, bè…) đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc. Nếu chỉ căn cứ vào việc dùng địa điểm mà mình đang quản lý sử dụng cho người khác đánh bạc thì hành vi này tương tự như hành vi
Người có hành vi gá bạc có thể đồng thời là người tổ chức đánh bạc, nhưng có thể người tổ chức đánh bạc và người gá bạc khác nhau.
Nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đáng bạc thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.
Xem thêm: Thế nào là tổ chức đánh bạc với quy mô lớn?
b) Hậu quả
Cũng tương tự như đối với tội đánh bạc, nhà làm luật không quy định hậu quả do hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc gây ra là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt, nếu hậu quả do hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc gây ra cấu thành tội phạm độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị coi là tội phạm khi việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đó được xác định là có quy mô lớn. Nếu hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chưa được xác định là với quy mô lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xóa án tích thì chưa bị coi là phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây được xác định là “với quy mô lớn”:
– Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc;
– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
Xem thêm: Căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc
Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức nêu trên, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.
Ngoài dấu hiệu “có quy mô lớn”, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 thì nhà làm luật còn bổ sung tình tiết “trái phép” là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Việc bổ sung dấu hiệu này vào trong cấu thành tội phạm chủ yếu để phân biệt với các trường hợp tổ chức các hình thức vui chơi được cơ quan có thẩm quyền cho phép như: xổ số, casino hoặc các trò chơi tại các nơi công cộng mang tính rủi ro, được thua bằng tiền.
3.4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức được hành vi của mình là trái phép nhưng vẫn thực hiện.
4. Hình phạt bổ sung đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Các khung hình phạt chính đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
a) Phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người nào phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu VNĐ trở lên;
Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20 triệu VNĐ trở lên;
Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Người nào phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Tổ chức đánh bạc, gá bạc có tính chất chuyên nghiệp;
Tổ chức đánh bạc, gá bạc và thu lợi bất chính 50 triệu VNĐ trở lên;
Tái phạm nguy hiểm.
5. Hình phạt bổ sung đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:
– Phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung cấu thành tội phạm tội tổ chức đánh bạc, mức phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.