Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Câu cảm thán là gì? Câu cảm thán trong tiếng Việt – Anh?

  • 17/11/202217/11/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    17/11/2022
    Giáo dục
    0

    Câu cảm thán là gì? Đặc điểm nhận biết câu cảm thán? Chức năng của câu cảm thán? Câu cảm thán trong tiếng Anh?

      Câu cảm thán là một dạng dùng câu để bộc lộ cảm xúc của con người thường hay xuất hiện trong các cuộc trò chuyện hàng ngày hay trong văn chương của mỗi người; mặc dù như vậy vẫn có nhiều người chưa thể nhận biết chính xác đâu là câu cảm thán trong các cuộc trò chuyện hay trong văn chương, đặc biệt là trong tiếng anh thì lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về câu cảm thán cũng như các vấn đề về ngữ pháp của nó. Vậy câu cảm thán là gì?

      Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Câu cảm thán là gì?
      • 2 2. Đặc điểm nhận biết câu cảm thán:
      • 3 3. Chức năng của câu cảm thán:
      • 4 4. Câu cảm thán trong tiếng Anh:
        • 4.1 4.1. Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì?
        • 4.2 4.2. Cấu trúc của câu cảm thán trong tiếng Anh:

      1. Câu cảm thán là gì?

      Câu cảm thán là loại câu dùng để mô tả, biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết khi muốn bày tỏ trạng thái tâm trạng như: đau buồn, giận dữ, phấn khích, vui vẻ, phẫn nộ, ngạc nhiên, chua sót, kích động…. xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hàng ngày và trong văn chương. Câu cảm thán khi kết thúc thường sử dụng dấu chấm than.

      Ví dụ câu cảm thán: Ôi cô ấy thật là tài giỏi!

                                       Trời ơi tôi vừa làm chuyện gì với nó vậy!

      Trong tiếng anh Câu cảm thán được gọi là exclamation sentence

      2. Đặc điểm nhận biết câu cảm thán:

      Dù là trong tiếng việt hay tiếng anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác cấu trúc ngữ pháp của các câu đều sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt cũng như là thuật tiện cho việc giảng dạy, truyền tài đến người học. Theo đó đặc điểm của câu cảm thán là:

      Trong câu cảm thán thường xuất hiện các từ, cụm từ như: than ôi, chao ôi, trời ơi, hỡi ơi,ôi, chao, hỡi ơi, ông ơi, bà ơi, con ơi, quá, lắm…

      Đối với câu cảm thán cho một dấu hiệu đặc trưng rất dễ để phân biệt đó là khi kết thúc một câu cảm thán sẽ là một dấu chấm than. Đôi khi câu cảm thán có thể không mang những dấu hiệu, đặc điểm trên, tùy vào câu chuyện và cách sử dụng và kiểu liên kết câu của người sử dụng.

      3. Chức năng của câu cảm thán:

      Câu cảm thán là  một cấu trúc ngữ pháp có vai trò và chức năng rất quan trọng đối với việc sử dụng các ngôn ngữ để giao tiếp cũng như trình bày trên giấy, văn bản. Để kể hết chức năng của câu cảm thán là vô cùng nhiều bởi câu cảm thán dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc thật về sự vật, sự việc đó. Nó giúp người đọc hiểu được những câu nói, lời văn đó là cảm xúc và cao trào của bài văn.

      Xem thêm: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt?

      Thứ nhất, câu cảm thán có chức năng dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng  nói lên những điều bất ngờ của con người mà họ gặp qua trong cuộc sống trong giao tiếp và trong văn chương.

      Ví dụ: Chao ôi! tôi đã hoàn thành xong công việc ngày hôm nay rồi.

                 Ôi bạn ơi! Tôi trúng giải đặc biệt ngày hôm nay rồi.

      Thứ hai, câu cảm thán dùng để bộc lộ người khác về sự giúp đỡ lớn lao hay không thể diễn tả hết ý nghĩa của câu nói.

      Ví dụ: Ôi! Tôi rất cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi.

                Trời ơi!. Tôi cảm ơn bạn rất nhiều.

      Thứ ba, câu cảm thán có chức năng dùng để bộc lộ nỗi buồn và thất vọng khi thất bại hoặc mất đi một điều quý giá đối với người sử dụng.

      Ví dụ: Trời ơi! Tôi đã bị cô ấy từ chối mất rồi.

      Xem thêm: Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?

                  Ông ơi! Tôi đã thất bại rồi.

      Nhìn chung, chức năng chính của câu cảm thán là dùng để diễn tả, bộc lộ cảm xúc của con người, đó có thể là những loại cảm xúc như giận dữ, tự hào, vui mừng, thán phục, trách móc, mỉa mai, châm biếm, kích động…

      4. Câu cảm thán trong tiếng Anh:

      4.1. Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì?

      Trong tiếng anh câu cảm thán hay exclamation sentence là dạng câu thường được sử dụng rất nhiều trong hoạt động giao tiếp tiếng anh; câu cảm thán có ý nghĩa giúp diễn tả một cảm xúc (emotion) hay thái độ (attitude) tới sự vật, sự việc đang nói tới. Câu cảm thán giúp bày tỏ cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc, khen, chê, phẫn nộ hay ngạc nhiên…

      4.2. Cấu trúc của câu cảm thán trong tiếng Anh:

      Trong tiếng Anh, câu cảm thán có cấu trúc rất đa dạng. Đôi khi chỉ với một từ đơn giản cũng cấu tạo thành một câu cảm thán (Ví dụ: “Wow!” – thể hiện sự ngạc nhiên, “gosh” – đáng chết,…). Tuy nhiên cấu trúc câu cảm thán thông dụng và cơ bản nhất là những loại câu được đi với ba loại từ là: What, How và So such. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng loại câu một

      Thứ nhất Cấu trúc câu cảm thán với “What”

      Trong ba loại cấu trúc thông dụng trong câu cảm thán thì câu cảm thán sử dụng cấu trúc đi với “what” là khi sử dụng cần được lưu ý nhất. Bởi vì tùy thuộc vào danh từ là số nhiều hay số ít, đếm được hay không đếm được mà chúng ta cần phải áp dụng các cấu trúc khác nhau để trở thành một câu cảm thán hoàn chỉnh

      Dạng 1:  Câu cảm thán đi với “What” đi với danh từ số ít đếm được thì ta có cấu trúc: What + a/an + adj + danh từ số ít!

      Khi sử dụng câu cảm thán với “What” ở dạng danh từ số ít đếm được thì người dùng bắt buộc phải thêm giới từ  “a/an” vào sau What và trước tính từ.

      Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?

      Ví dụ:

      – What a beautiful and modern house! (Quả là một ngôi nhà đẹp và hiện đại! )

      – What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)

      Dạng 2:  Câu cảm thán đi với “What” đi với danh từ số nhiều đếm được thì ta có cấu trúc: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)!

      Khi câu cảm thán đi với “What” và danh từ xuất hiện ở dạng số nhiều đếm được, bạn không được sử dụng mạo từ “a/an”. Nếu cuối câu bạn sử dụng động từ “tobe” thì phải chia ở dạng số nhiều.

      Ví dụ:

      – What beautiful flowers are! (Những bông hoa này đẹp quá)

      – What small apartments! (Những căn hộ này nhỏ quá)

      Xem thêm: Đứng trước giới từ là gì? Sau giới từ trong tiếng Anh là gì?

      Dạng 3: Câu cảm thán đi với “What” đi với danh từ số nhiều không đếm được thì ta có cấu trúc: What + adj + danh từ không đếm được!

      Khi câu cảm thán đi với “What” và danh từ xuất hiện ở dạng số nhiều không đếm được thì khi sử dụng chúng ta  không được sử dụng từ “a/an” hay thêm “tobe” số nhiều ở cuối câu.

      Ví dụ:

      – What difficult grammar! (Cấu trúc khó quá!).

      – What tasty food! (Đồ ăn này ngon quá)

      Dạng 4: Câu cảm thán đi với “What” kết hợp với kể chuyện thì ta có cấu trúc: What + (a/an) + adj + N + S + V!

      Đây là một dạng mở rộng của câu cảm thán. Được sử dụng khi người sử dụng muốn kể thêm một điều gì đó để làm rõ nghĩa hơn cho câu thì hãy sử dụng cấu trúc này.

      Ví dụ:

      Xem thêm: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?

      – What smart students we met! (Tôi đã gặp những học sinh thật thông minh!)

      – What a delicious meal we have tasted! (Chúng tôi vừa có một bữa ăn rất ngon)

      Thứ ba, Cấu trúc câu cảm thán với “How”

      Không giống đa đang như câu cảm thán đi với “What”, câu cảm thán với “How” đơn giản hơn rất nhiều do chỉ có một dạng cấu trúc áp dụng duy nhất. Bạn có thể sử dụng loại câu này khi muốn biểu đạt cảm xúc mạnh như bất ngờ, vui mừng bởi cường độ cảm xúc của câu.

      Cấu trúc của câu cảm thán đi với “How”: How + adj/ adv + S + V/ be !

      So với các dạng cấu trúc câu cảm thán đi với what thì câu cảm thán đi với “How” có sự khác biệt hoàn toàn. Thay vì chỉ đi kèm với tính từ thì cấu trúc này còn đi kèm với cả trạng từ. Nếu như cụm chủ vị (S + V) ở 4 cấu trúc trên là phụ, bổ sung ý nghĩa thì đối với cấu trúc này đây là một thành phần hoàn toàn bắt buộc .

      Ví dụ:

      – How beautifully she sings! (Cô ấy hát hay quá)

      Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?

      – How fun it is! (Nó thật là buồn cười!).

      Thứ tư, Cấu trúc câu cảm thán với “So” và “So Such”

      Cấu trúc câu cảm thán đi với “So” là: S + V + so + adj/ adv

      Ví dụ:

      She is so thin! (Cô ấy gầy quá!)

      They are so happy! (Họ thật hạnh phúc!)

      Cấu trúc câu cảm thán đi với “Such” là: S + V + such + (a / an) + adj / adv

      Ví dụ:

      Xem thêm: Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

      Mai bought such a beautiful house! (Mai đã mua một ngôi nhà thật đẹp!)

      He has such an expensive car! (Anh ấy có chiếc xe thật đắt tiền!)

      Chú ý: ở một số trường hợp bạn có thể sử dụng công thức: It is/was + such + adj + N!

      Ví dụ:

      It is such a comfortable bed! (Chiếc giường này mới thoải mái làm sao!)

      It was such a boring film! (Bộ phim chán quá!)

      Một lưu ý nữa là người sử dụng có thể dùng “So” với “Such” ở đầu câu.

      Ví dụ:

      Xem thêm: Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa?

      Such a nice day! (Một ngày thật tuyệt vời!)

      So nice! (Quá tuyệt!)

      Ngoài ra còn một số dạng câu cảm thán khác:

      Khi bạn muốn động viên ai đó

      – It’s risky! (Quá nhiều rủi ro!)

      – Go for it! (Cố lên!)

      – Cheer up! (Vui lên đi nào!)

      – Calm down! (Bình tĩnh đi!)

      Xem thêm: Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?

      – It is over! (Mọi chuyện đã kết thúc rồi!)

      – Good job/ well done! (Làm tốt lắm!)

      Khi bạn muốn thể hiện cảm xúc hạnh phúc, vui mừng hoặc hài lòng

      – How lucky! (Thật là may mắn quá!)

      – That is amazing! (Thật là bất ngờ!)

      – That is great! (Thật là tuyệt!)

      – That is really awesome! (Quá tuyệt vời!)

      – I did it! (Mình làm được rồi!)

      Xem thêm: Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa?

      – Nothing could make me happier! (Không có điều gì làm tôi hạnh phúc hơn!)

      Khi bạn muốn thể hiện cảm xúc nuối tiếc, buồn chán hay tức giận điều gì đó.

      – What a bore! (Thật là chán quá!)

      – Too bad! (Tệ quá!)

      – Poor fellow (Quá tội nghiệp!)

      – What a pity! (Thật đáng tiếc!)

      – What nonsense! (Quá vô lý!)

      Câu cảm thán với “so” và “such” thường được đặt trong câu, trong một bối cảnh cụ thể, khi cuộc trò chuyện đã diễn ra trước đó, nhằm thể hiện rõ hơn thái độ của người nói với câu chuyện đang diễn ra. So với kiểu câu cảm thán với “How”, cấu trúc này cũng có điểm tương đồng. Đó là đều có sự xuất hiện bắt buộc của cụm chủ vị (S+V) và đều có thể kết hợp với cả tính từ hoặc trạng từ tùy thuộc vào loại động từ được sử dụng.

      Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

        Xem thêm: Câu tường thuật là gì? Các loại câu tường thuật trong tiếng Anh?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tiếng Anh

        Tiếng Việt


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Đại từ là gì? Đại từ nhân xưng là gì? Đại từ Tiếng Việt lớp 5?

        Đại từ là gì? Ví dụ về đại từ? Đại từ trong tiếng Việt lớp 5? Đại từ nhân xưng là gì? Một số bài tập về đại từ?

        Câu khẳng định là gì? Câu khẳng định, phủ định trong tiếng Anh?

        Câu khẳng định là gì? Câu khẳng định trong Tiếng Anh? Câu phủ định trong tiếng Anh? Các dạng câu khẳng định và câu phủ định trong tiếng Anh kèm ví dụ?

        Liệt kê là gì? Các kiểu liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê là gì?

        Liệt kê là gì? Dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê? Những lưu ý khi sử dụng phép liệt kê? Một số bài tập về phép liệt kê?

        Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa?

        Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa về thành ngữ? Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ?

        Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Phân biệt và lấy ví dụ?

        Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý là gì?

        Phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp? Lấy ví dụ về phép lặp?

        Phép lặp là một cách lặp lại một từ, cụm từ hay cấu trúc ở các câu tiếp theo. Nhờ vậy mà các nội dung truyền tải có tính kết nối, liên quan mật thiết với nhau. Cũng nhờ vậy mà tạo ra sự sinh động, liệt kê và nhấn mạnh các đối tượng nhắc đến trong bài.

        Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá? Ví dụ nói quá?

        Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? Một số biện pháp nói quá? Ví dụ về biện pháp nói quá? Cách phân biệt nói khoác với nói quá?

        Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?

        Khái niệm từ phức là gì? Cấu tạo của từ phức? Phân loại các loại từ phức? Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?

        Từ mượn là gì? Cách nhận biết từ mượn? Ví dụ về từ mượn?

        Từ mượn là gì? Cách nhận biết từ mượn và ví dụ về từ mượn? Các loại từ mượn: Từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga?

        Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

        Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Lấy ví dụ về câu rút gọn? Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ