Cậu bé Lệch là ai? Sự tích, cách đi lễ Cậu bé Lệch suối Mỡ?

Cậu bé Lệch nức tiếng là Cậu bé tối linh tố hảo, tức là Cậu sẽ ban tài lộc cho những người nhất tâm. Dưới đây là bài viết tham khảo về Cậu bé Lệch là ai? Sự tích, cách đi lễ Cậu bé Lệch suối Mỡ?

1. Cậu bé Lệch là ai và Sự tích về Cậu Bé Lệch?

Cho đến tận nay vẫn chưa có những câu chuyện, thông tin chính xác, cụ thể được ghi chép rõ ràng về người được gọi là Cậu Bé Lệch mà chỉ có một số lời nói dân gian truyền miệng từ xa xưa không rõ nguồn gốc về Cậu Bé Lệch như sau:

Câu chuyện thứ nhất cho rằng Cậu Bé Lệch là một vị hoàng tử, con trai của vua Hùng dưới triều đại Hùng Triều Thập Bát, cậu bé ngay từ khi vừa sinh ra miệng đã bị lệch và cả tay cũng bị khèo, vì thế vua cha thấy sợ nên đã thả cậu bé vào bè trôi sông. Sau khi qua đời, cậu bé ngự về vùng đất suối Mỡ. Tuy vậy sự tích này không có độ chính xác cao đã được nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ, vì rằng Vua Hùng là một vị đấng minh quân, mang trọng trách cai quản cả một đất nước, là người tài năng và đức độ nên không thể chỉ vì con dị tật được mà tàn nhẫn bỏ con thả trôi sông. Đạo lí hổ dữ còn không ăn thịt con chẳng lẽ đến một vị vua đức độ cũng không hiểu hay sao. Vì vậy thông tin này là không chính xác.

Thứ hai, lại có một câu chuyện truyền miệng khác chưa được xác thực về sự tích Cậu Bé Lệch ở vùng Suối Mỡ được người dân bản địa xung quanh đền truyền nhau đến tận ngày nay. Theo các vị đồng thầy tại đất Bắc Giang kể lại thì ngày nọ có cô đồng đã dâng tặng tượng vào đền thờ, ban đầu tượng mà cô dâng là cậu bé tên Thoải, nhưng do lỗi của thợ tô tượng lỡ tay tô hơi lệch tượng ở phần môi. Sau đó hô thần đã nhập tượng xong, vì vậy lỗi lúc này không thể sửa được nên người dân buộc phải gọi đây ;à cậu Lệch.

Tuy nhiên các nguồn thông tin cậu bé Lệch là ai thì người dân đều lưu truyền rằng Cậu Bé Lệch ở vùng đất Suối Mỡ luôn linh thiêng vô cùng, những người có tâm có duyên khi đến thỉnh kêu cầu tới cửa cậu bé Lệch là ắt cậu sẽ phù hộ độ trì cho mọi việc.

2. Cách đi lễ Cậu bé Lệch suối Mỡ:

Cậu Bé Lệch ở Suối Mỡ được cùng thờ tại Đền Trần Hưng Đạo tại vùng đất Hồ Thùm Thùm nằm trong Khu Du lịch Tâm Linh Suối Mỡ. Đền thờ được chia thành hai khu, một bên thờ vị Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương và Hội đồng Trần triều, còn một bên cung ngoài thờ cùng Tam toà thánh Mẫu, ở đây cung trong đền thờ chính cung là nơi thờ Cậu Bé Lệch.

Trước đây, đền thờ nằm ở dưới lòng hồ Thùm Thùm và chỉ có hai bát hương thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương cùng Hội đồng Trần triều và thờ Cậu bé Lệch, đến năm 1988 Nhà nước cho khởi công xây dựng hồ thì Đền thờ được thủ nhang là bà Trần Thị Hằng di chuyển đền thờ và xây dựng đền mới trên ngọn đồi cao. Cụ Hằng đã thành tâm vay mượn, gom góp, kêu gọi nhân dân bản địa đóng bè tập phúc để xây dựng ngôi đền Trần và cung Cậu bé Lệch khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.

Đường đi vào đền Trần và Cậu Bé Lệch rất gian nan vì phải vượt qua suối Mỡ. Chảy qua thung lũng giữa núi Huyền Đinh và Yên Tử, suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Điểm du lịch tuyệt đẹp này cách Hà Nội khoảng 90km và cách thành phố Bắc Giang 40km. Do cấu tạo địa chất nên suối nước Mỡ có rất nhiều tảng đá khổng lồ được tạo thành với nhiều hình thù khác nhau. Những phiến đá này được xếp thành bậc để tạo thành các bậc dốc khác nhau trong lòng suối, tạo nên nhiều thác lớn nhỏ khác nhau. Do đó, đã xuất hiện nhiều bồn tắm tự nhiên. Dọc hai bên suối là cây cối um tùm soi mình xuống làn nước trong vắt.

Được xây dựng từ thời Lý ở khu vực ven suối là Đền Suối Mỡ gồm có Đền Thượng (đền trên), phía dưới ven suối là Đền Trung (đền giữa) và Đền Hạ (đền Hạ). Ngôi đền đã được sử dụng để thờ Thánh Mẫu của đỉnh núi gọi là Quế Mỵ Nương. Tương truyền, bà là con gái của Hùng Vương thứ 16. Nằm cạnh suối Mỡ là chùa Hồ Bắc, khu 3 phủ và 7 nền, đền Trần, sân đua ngựa, đình Xoan, Cống Xanh, đền Trò. Đặc biệt, có lễ hội suối Mơ được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch. Năm 1988, suối nước Moọc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử.

Sau khi đến Đền Thượng của khu Suối Mỡ thì các bạn phải thêm khoảng 3 km thì là đến đền Trần.

3. Kinh nghiệm đi lễ Cậu Bé Lệch suối Mơ:

3.1. Kinh nghiệm chọn phương tiện đi lễ Cậu Bé Lệch suối Mơ:

Đền thờ Cậu Bé Lệch cách trung tâm Hà Nội khoảng 100 km. Do đó, phương tiện hợp lý nhất dành cho du khách là ô tô. Tiện lợi hơn, bạn có thể đặt thuê xe đi suối Mơ ngay giữa lòng Hà Nội với chi phí cực rẻ. gian di chuyển từ Hà Nội đến khu du lịch khoảng hơn 2 tiếng khi giao thông hoạt động bình thường. Đường từ Hà Nội đến khu du lịch suối Mơ rất thuận tiện. Ít kẹt xe nên xe di chuyển rất nhanh và khá an toàn.

Sau khi di chuyển từ Hà Nội ra bến xe, bạn có thể di chuyển bằng ô tô đến địa điểm suối Mơ. Sau đó đi bộ để đến đền thờ Cậu Bé Lệch vì phải vượt qua suối. Tới hồ Thùm Thùm, bạn sẽ thấy một cây cầu lớn bắc ngang và cây cầu này sẽ dẫn đến khu vực đền Trần và hãy nhớ Cung thờ Cậu nằm ở phía bên trái đền theo hướng từ cổng vào. Tuy nhiên khi đã đến đền Trần bạn nên tiến hành thấp hương cả khu vực Đền Trần chứ không riêng nơi thờ Cậu Bé Lệch.

3.2. Khám phá nơi thờ Cậu Bé Lệch:

Như đã nói ở trên để có thể đến nơi thờ Cậu Bé Lệch bạn phải vượt qua khu du lịch Suối Mơ, vì vậy trước khi đến đền thờ hoặc sau khi đã thăm viếng đền hãy khám phá thêm khu Suối Mơ.

Trước khi tham quan khu suối Mỡ, bạn nên dâng hương, lễ Phật tại tổ hợp 3 ngôi chùa: Đền Hạ – Đền Trung – Đền Thượng. Ba ngôi chùa này cũng được coi là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở suối Mơ.

Đền Hạ: nằm cạnh tỉnh lộ 293. Để thuận tiện đi lại và tham quan, bạn nên đến Đền Hạ trước. Khu chùa uy nghiêm với những vách đá dựng đứng có thác nước chảy thành bảy sắc cầu vồng. Đây là một trong ba ngôi chùa lớn nhất ở khu du lịch suối Mơ. Ngôi chùa mang vẻ đẹp thanh tịnh, yên tĩnh nằm giữa những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trước cổng chùa là núi Tai Voi mang vẻ đẹp huyền bí, cổ kính. Tương truyền, ngọn núi này có tác dụng ngăn tà khí xâm nhập vào chùa và giữ lại sự thanh tịnh cho chùa.

Đền Trung: tọa lạc trên một vùng đất được bao bọc bởi rừng xanh và suối thác. Vẻ đẹp huyền bí cộng với sự linh thiêng chính là điểm cộng lớn của ngôi chùa này. Tại ngôi đền này có một cây cầu cắt ngang con đường theo hình bán nguyệt. Điều này khiến du khách có cảm giác như không gian trần gian và cổ tích. Xung quanh chùa có 5 thác nước và rừng cây bao quanh. Những thác nước ở đây khá đẹp. Nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm check-in tuyệt vời dành cho bạn.

Đền Thượng: nằm ở lưng chừng núi, cấu trúc khá đơn giản. Nếu yêu thích không gian hoang sơ với những nét kiến trúc từ xa xưa thì Đền Thượng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn. Ngôi chùa chỉ có một không gian rộng với một tảng đá lớn dùng để lợp mái nhưng lại mang một vẻ đẹp lạ lùng, khó nơi nào có được. Đến với Đền Thượng, bạn sẽ được thưởng thức những làn điệu hát chầu văn mượt mà, say đắm và hấp dẫn.

3.3. Kinh nghiệm sắm lễ:

Nếu du khách muốn về cửa Cậu Bé Lệch xin lộc thì nên chuẩn bị một mâm lễ mặn đầy đủ và với lòngc thành tâm. Một mâm cúng lễ Cậu Bé thường gồm những thức lễ như một đĩa quả ngọt, một đĩa hoa, một cơi trầu, cút rượu, quả cau, xôi thịt có thể là gà cúng, giấy tiền thẻ hương cùng với giấy sớ. Nếu bạn muốn chuẩn bị cầu kỳ hơn, thì trong phần lễ có thể dâng thêm các loại vàng mã như giày dép cậu bé, quần áo,  đồ chơi. Hoặc nếu là vào một lễ đặc biệt thì du khách có thể nên tham khảo lời các thầy cúng.

Một số lưu ý:

Giá gửi xe: Xe máy 3.000 đồng/xe, ô tô 10.000 đồng (xe dưới 12 chỗ) và 15.000 đồng (từ 12-30 chỗ).

Giá tham quan: người lớn 10.000đ, trẻ em 5.000đ

3.4. Kinh Nghiệm ăn uống:

Kinh nghiệm ăn những món ngon, đặc sản ở suối Mơ nói chung

Để tiết kiệm hơn, bạn có thể mang theo đồ ăn ở nhà. Nếu muốn thuận tiện trong việc di chuyển, tránh rườm rà, bạn có thể đến mua thêm thực phẩm tại khu vực suối Mơ này như gà, vịt. Hầu hết các món ăn ở đây đều có giá không quá cao. Bạn có thể mua củi ở nhà người dân để nhóm lửa nướng gà. Khi màn đêm buông xuống, bạn có thể chọn một bãi đất trống ven suối và đốt lửa trại.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )