Cảnh quan đô thị là gì? Tìm hiểu về quản lý cảnh quan đô thị?

Trong xã hội hiện nay khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang dần phát triển mạnh mẽ, ngày một nhiều đô thị được hình thành mà trong khi đó diện tích thiên nhiên đang dần bị thu hẹp. Do đó, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách nhằm xây dựng cảnh quan đô thị lành mạnh.

1. Cảnh quan đô thị là gì?

Cảnh quan đô thị là một thuật ngữ dùng để nói đến phong cảnh của một đô thị. Ta có thể thấy thuật ngữ này được cấu tạo bởi hai thuật ngữ nhỏ đó là cảnh quan là đô độ

Về cảnh quan được hiểu là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên, vật lý, con người, được nhìn nhận bằng các giác quan của con người.

Về đô thị sẽ được giải thích là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống trên 6000 người và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương). Vậy cảnh quan đô thị là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 giải thích từ ngữ Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì

“Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị”.

Cảnh quan đô thị tiếng Anh là: Urban landscape.

2. Lợi ích của cảnh quan đô thị: 

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện bởi sự xuất hiện ngày một nhiều của các thành phố lớn với các tòa nhà cao tầng chọc trời tầng mọc lên như nấm cùng với nhiều cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại và tiến bộ

Tuy nhiên song song với sự phát triển này vô tình không gian về thiên nhiên đã bị thu hẹp đời sống của con người tách xa dần với thiên nhiên; đặc biệt là cuộc sống người dân tại các đô thị khi phải sống mà xung quanh chỉ toàn các công trình nhân tạo không có sức sống, con người không còn tận hưởng được những không khi trong lành mà thiên nhiên mang lại gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và nối sống của người dân đô thị; Chính vì lý do đó việc thiết kế cảnh quan đô thị là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Thứ nhất, Giúp cải tạo và làm đẹp thẩm mỹ chung:

Việc thiết kế được những cảnh quan đô thị với nhiều cây xanh, vườn hoa thơ mộng cùng với các công trình gần gũi với người dân sẽ là một trong những lợi ích rõ ràng nhất giúp cải thiện vẻ đẹp của đô thị trước những khung cảnh cứng nhắc, thiếu sức sống của những khối bê tông thay vào đó là vẻ đẹp xanh ngắt của cây xanh, hoa cỏ làm đẹp thẩm mỹ tổng thể của khu đô thị giúp đô thị tràn đầy sức sống thu hút ánh nhìn của  người dân trốn đô thị.

Thứ hai, Giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao hạnh phúc:

Các nghiên cứu về lợi ích của không gian xanh trước đây của Đại học Delaware đã chỉ ra rằng việc tương tác với các khu vườn và không gian tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về tinh thần, thể chất và xã hội cho con người, từ giảm căng thẳng, giúp hồi phục nhanh tinh thần và thể chất cho đến giảm thiểu tỷ lệ tội phạm. Khi cảnh quan đô thị được thiết kế theo hướng gần gũi với tự nhiên sẽ giúp người dân có được không khí trong lành hạn chế các chất động hại thải ra từ hiệu ứng đô thị; bên cạnh đó với các công trình công cộng với cảnh quan thơ mộng như thiết kế vườn hoa, cây xanh tại các công viên, khu sinh thái sẽ là những địa điểm mà người dân có thể rèn luyện sức khỏe vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Thứ ba, Cải thiện chất lượng môi trường:

Chất lượng không khí ở nước ta hiện nay đang ngày càng ô nhiễm ở mức báo động; đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với mức độ ô nhiễm không khí đạt ngưỡng giá trị AQI là 314. Đây là ngưỡng cảnh báo chất lượng không khí cao nhất, nguy hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Hà Nội là thành phố duy nhất trên thế giới có chất lượng không khí được cảnh báo ở ngưỡng nguy hại.

Đây chính là hệ quả của quá trình “bê tông hóa” đô thị. Chính vì thế việc thiết kế cảnh quan đô thị theo hướng nhiều cây xanh sẽ giúp cải thiện phần nào mức độ ô nhiễm của không khí cũng như giảm thiểu mức độ nóng lên của đô thị, nâng cao chất lượng môi trường.

Thứ tư, Giảm lượng tiếng ồn:

Cảnh quan đô thị sẽ giúp giảm chất lượng tiếng ông sau ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, một không gian yên tĩnh là yếu tố cần thiết cho cơ thể được thư giãn. Vườn cảnh cùng bãi cỏ xanh nội khu có thể làm giảm tiếng ồn khá đáng kể so với các bề mặt như đường nhựa và bê tông. Nhờ đó, người dân có thể tránh xa tiếng ồn giao thông, nhịp sống hối hả và tận hưởng những phút giây yên bình cùng gia đình, hòa cùng thiên nhiên.

Thứ năm, Ảnh hưởng tích cực đến trẻ em:

Cũng từ nghiên cứu của đại học Delaware, họ đã liên kết được tác động của không gian xanh lên nhiều lợi ích tâm lý tích cực của trẻ. Dưới ảnh hưởng của mảng xanh tạo nên sân chơi sáng tạo, trẻ nhỏ không chỉ phát huy được tiềm năng trong trí tưởng tượng của mình mà còn nâng cao sự tập trung, tăng tính kỷ luật và tự giác.

3. Tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan đô thị đẹp: 

Để có một cảnh quan đô thị đẹp cần đáp ứng được các tiêu chí dưới đây.

- Mang tính thẩm mỹ cao: Là bộ mặt của thành phố nên tiêu chuẩn bắt buộc phải có của cảnh quan đô thị là phải đẹp, thẩm mỹ và mang ý thông điệp ý nghĩa nào đó mà thành phố muốn gửi gắm. Thông điệp đó có thể là gần gũi với thiên nhiên, sự hiện đại, dẫn đầu xu hướng,…

- Mang thiên nhiên vào thiết kế cảnh quan đô thị: Phong cách xanh hiện nay đang là xu hướng được ưa chuộng trên thế giới. Vì vậy, các mẫu thiết kế cảnh quan đô thị hiện nay tập trung đến yếu tố thiên nhiên, cây cảnh, hoa cỏ. Điều này giúp con người và thiên nhiên có thêm sự gắn kết hơn. Tất cả nhằm mang đến chất lượng sống tốt nhất cho cư dân.

- Tạo không gian gần gũi với người dân. Việc thiết kế cảnh quan đô ngoài hướng đến các yếu tố thẩm mỹ, làm tăng sự hấp dẫn mà còn phải mang đến không gian thư giãn thoải mái cho con người vì mục đích chính của thiết kế cảnh quan cũng là mang thật nhiều lợi ích đến cho con người. Do đó, một cảnh quan đô thị cơ bản cần có khu vực công cộng, khu vui chơi giải trí lành mạnh như: Công viên, khu sinh thái, vườn cây,…Để đảm bảo sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi người dân có những địa điểm để giải trí thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Hiện nay, các mẫu thiết kế cảnh quan trên thị trường thường hướng đến sức khỏe của người dân như đường để đi bộ, hồ nước để ngắm cảnh, ghế ngồi nơi công cộng,…

4. Quản lý cảnh quan đô thị: 

Nguyên tắc quản lý cảnh quan đô thị

Tại Điều 3 Nghị định 38/2010 quy định nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị như sau:

1.Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn (sau đây gọi là chính quyền đô thị) quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị ở địa phương có trách nhiệm giúp chính quyền đô thị quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

2.Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Đối với những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với các quy định trong Nghị định này.

3.Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.

4.Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào quy hoạch, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được chính quyền đô thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Quy định chung

a) Cảnh quan đô thị do chính quyền đô thị trực tiếp quản lí. Chủ sở hữu các công trình kiến trúc, cảnh quan đô thịcó trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình khai thác, sử dụng;

b) Việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc tại các khu vực cảnh quan trong đô thị đã được chính quyền đô thị xác định quản lí cần hạn chế tối đa việc làm thay đổi địa hình và bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường tự nhiên;

c) Đối với những khu vực có cảnh quan gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, chính quyền đô thị phải căn cứ Luật Di sản văn hóa và các quyđịnh hiện hành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu, đánh giá về giá trị trước khi đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác phù hợp. (Theo Nghị định Số: 38/2010/NĐ-CP)

    5 / 5 ( 1 bình chọn )