Căn cứ trả trợ cấp thôi việc? Bị sa thải có được trả trợ cấp thôi việc? Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên tiền lương chính ghi trên hợp đồng.
Mục lục
- 1 1. Hỏi về hưởng trợ cấp thôi việc và xử lý kỷ luật sa thải
- 2 2. Hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc
- 3 3. Người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc khi công ty giải thể không?
- 4 4. Bị kỷ luật sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- 5 5. Nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
- 6 6. Quy định về việc thanh toán tiền trợ cấp thôi việc
- 7 7. Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có kí hợp đồng với một công ty, trên hợp đồng ghi mức lương 4 triệu, nhưng thực chất thì tôi có thêm các phụ cấp lương, nhưng không ghi trên hợp đồng. Khi tôi chấm dứt hợp đồng thì công ty chỉ trả trợ cấp thôi việc ghi trên hợp đồng có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019” thì:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo quy định này thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Xem thêm: Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?
Luật sư
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Mặt khác bạn có trình bày rằng, trong hợp đồng lao động chỉ ghi mức lương cơ bản, còn các khoản phụ cấp khác thì hợp đồng không thể hiện. Như vậy, bạn chỉ được hưởng mức trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động là đúng pháp luật và công ty không làm sai.
1. Hỏi về hưởng trợ cấp thôi việc và xử lý kỷ luật sa thải
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư. Tôi có một vấn đề thắc mắc về luật lao động mong luật sư tư vấn giúp tôi. Cụ thể là: Tôi làm việc tại một công ty cổ phần từ tháng 7/2003 đến nay (tháng 9/2015). Theo như tôi được biết thì khi nghỉ việc công ty sẽ trả cho người lao động một khoản trợ cấp thôi việc tính từ năm 2009 trở về trước, còn từ sau 2009 thì sẽ do bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Không biết theo luật có đúng như vậy không ạ? Thời gian gần đây, tôi có vi phạm nội quy lao động của công ty. Theo bản thân tôi nhận định thì không gây hậu quả nghiêm trọng cho công ty. Tôi có viết đơn thôi việc nhưng giám đốc công ty không chấp nhận cho tôi nghỉ theo đơn thôi việc mà cho tôi thôi việc theo hình thức sa thải do vi phạm nội quy lao động của công ty. Với mức vi phạm của tôi chưa đáng phải xử lí theo hình thức cao nhất là sa thải. Vậy kính xin hỏi luật sư với trường hợp của tôi công ty sa thải như vậy tôi có được nhận trợ cấp thôi việc từ công ty không? Và các chế độ bảo hiểm còn lại của tôi (thất nghiệp, BHXH) có bị ảnh hưởng gì không? Và giám đốc công ty tôi làm vậy có đúng luật không? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn sẽ căn cứ vào quy định của “Bộ luật lao động 2019”, giải quyết như sau:
Xem thêm: Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chế
Thứ nhất: Trợ cấp thôi việc
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Mặt khác theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
Xem xét quy định nêu trên, từ thời điểm 01/01/2009 người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, theo đó khi tính trợ cấp thôi việc sẽ phải trừ đi khoảng thời giant ham gia bảo hiểm thất nghiệp để tính trợ cấp thôi việc.
Thứ hai: Sa thải người lao động
Xem thêm: Mức lương để tính trợ cấp thôi việc? Quy định về chi trả trợ cấp thôi việc?
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Xem thêm: Nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc? Làm gì khi công ty không trả trợ cấp thôi việc?
Vì bạn chỉ nêu là vi phạm nội quy lao động mà không nói rõ là vi phạm về hành vi nào? Chính vì vậy bạn cần xem xét bạn có vi phạm những hành vi nêu trên hay không thì công ty mới có quyền ra quyết định sa thải bạn. Nếu không thuộc những hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải mà giám đốc vẫn ra quyết định là hoàn toàn sai.
Về việc ảnh hưởng đến trợ cấp thôi việc và bảo hiểm bạn cần lưu ý như sau:
Cũng theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
Xem thêm: Có còn trợ cấp thôi việc không? Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc?
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Trong đó bạn nếu bị sa thải thì theo khoản 1 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” bạn sẽ
2. Hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Trợ cấp thôi việc với người công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập?
Em làm Trưởng phòng nhân sự, có thời gian gia nhập trước năm 2008, nghỉ việc có báo trước đủ 45 ngày theo luật định. Tuy nhiên, biên bản bàn giao chỉ gửi mail cho các thành viên liên quan. Sau 1 tháng, em nhận được quyết định nghỉ việc, nội dung không nhắc đến trợ cấp thôi việc và thực tế cũng chưa nhận được trợ cấp thôi việc (đã nhận được lương những ngày làm việc còn lại). Và nghe nói công ty nói là do em chưa bàn giao xong công việc… Xin Luật sư tư vấn cho em: Luật có quy định công ty được phép không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không? Quyết định nghỉ việc như vậy có vi phạm Luật định không? Sau khi bàn giao công việc qua mail, không có phản hồi gì yêu cầu thêm, sau một tháng giữ trợ cấp thôi việc không chi trả và phát thông báo mời em đến công ty họp về việc bàn giao, như vậy có hợp pháp không? Có quy định nào nói về những vấn đề trên rõ ràng không ạ? Em xin cám ơn. ?
Luật sư tư vấn:
Luật có quy định công ty được phép không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Do bạn làm việc từ năm 2008, nghỉ việc có báo trước 45 ngày và đã nhận được quyết định nghỉ việc nên coi như hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động nên bạn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 Bộ Luật trên.
Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Xem thêm: Trợ cấp khi nghỉ hưu? Nghỉ hưu có được trả trợ cấp thôi việc không?
Như vậy nếu bạn có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trùng với khoảng thời gian bạn làm việc trong công ty thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa và công ty không trả trợ cấp thôi việc cho bạn là đúng.
Nếu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn ít hơn thời gian làm việc của bạn ở công ty thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian ít hơn đó.
Quyết định nghỉ việc như vậy có vi phạm Luật định không?
Do bạn đã có đơn xin thôi việc nên việc công ty ra quyết định nghỉ việc là hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật. Ngoài ra, pháp luật cũng không bắt buộc việc quyết định thôi việc phải nhắc đến nội dung trợ cấp thôi việc nên quyết định thôi việc này không vi phạm quy định của pháp luật.
Sau khi bàn giao công việc qua mail, không có phản hồi gì yêu cầu thêm, sau một tháng giữ trợ cấp thôi việc không chi trả và phát thông báo mời em đến công ty họp về việc bàn giao, như vậy có hợp pháp không? Có quy định nào nói về những vấn đề trên rõ ràng không ạ?
Việc mời anh đến công ty để bàn giao công việc chỉ là đề nghị của công ty và công ty được quyền làm việc này. Bạn cũng có quyền không cần đến công ty vì hợp đồng lao động đã chấm dứt. Vấn đề này do ý chí của 2 bên và pháp luật không có quy định cụ thể.
Trong trường hợp ban không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc thì bạn có thể là thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm 2013:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Xem thêm: Có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính trợ cấp thôi việc?
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
Xem thêm: Viên chức xin nghỉ việc có được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc?
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
+
+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Xem thêm: Điều kiện hưởng và các đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc
+ Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc khi công ty giải thể không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Công ty chúng tôi muốn giải thể phòng bảo vệ để thuê bảo vệ chuyên nghiệp. Xin vui lòng cho biết chúng tôi phải gửi những công văn mà công ty chúng tôi phải gửi lên Sở lao động. Trường hợp công ty chúng tôi có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vậy có phải thanh toán trợ cấp thất nghiêp cho họ nữa hay không hay chỉ thanh toán phần vi phạm thời gian báo trước 30 ngày, còn trợ câp thất nghiệp sẽ do BHXH chi trả. Họ hiện đang ký HĐLĐ 2 năm và làm từ tháng 7/2015. Xin cảm ơn luật sư ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
Xem thêm: Điều kiện, cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.
Theo như thông tin anh cho biết, công ty của anh muốn giải thể phòng bảo vệ để thuê bảo vệ chuyên nghiệp, việc công ty anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với các nhân viên bảo vệ trên là trái với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cách tính trợ cấp thôi việc? Ví dụ cụ thể tính trợ cấp thôi việc
Theo Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
– Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
– Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” như trên.
Bồi thường về vi phạm thời hạn báo trước:
Trong trường hợp, nếu công ty anh còn vi phạm về thời hạn báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, thì phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019”: “5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.
Về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp:
Tại Điều 46 Luật việc làm 2013 quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
– Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:
“2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trong thời gian làm việc, công ty anh có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nên khi chấm dứt hợp đồng lao động việc chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
4. Bị kỷ luật sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật Sư, em có thắc mắt một số vấn đề như sau, mong Luật Sư giải đáp giúp em. Em làm việc cho một công ty của Đài Loan đã hơn 4 năm và hợp đồng của em là hợp đồng không thời hạn. Nhưng do tính chất công việc, khiến em nản làm và gia đình em có xảy ra 1 số chuyện nên sẵn đó em nghỉ hơn 1 tuần nhưng không phép. Luật Sư cho em hỏi, em nghỉ vậy có được hưởng lương và trợ cấp thôi việc không? Vì sếp em nói em có thể bị sa thải.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 126 “Bộ luật lao động 2019” quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc
“1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Bạn chưa nói rõ lý do bạn nghỉ việc là lý do như thế nào? Nếu đây là lý do hợp pháp theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì bạn sẽ được chấp nhận và sẽ không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Nếu lý do bạn nghỉ không phải là lý do hợp pháp theo quy định trên, số ngày bạn tự ý bỏ việc là trên 7 ngày, thì công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với bạn.
Về trợ cấp thôi việc, Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Việc công ty xử lý kỷ luật sa thải đối với bạn không thuộc một trong các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36“Bộ luật lao động 2019” nên bạn sẽ không nhận được trợ cấp thôi việc.
Những ngày bạn tự ý nghỉ sẽ không được công ty trả lương trừ trường hợp nội quy công ty có quy định khác.
5. Nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi khi em đã làm việc với công ty được và đã đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được 3 năm đến nay đã hết hạn hợp đồng làm việc vậy khi nghỉ việc em có thể được hưởng trợ cấp thôi việc hay không. Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Bạn có trình bày bạn làm việc với công ty được 3 năm và đã đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp là 3 năm. Hiện nay bạn đã nghỉ việc do hợp đồng làm việc của bạn đã hết hạn. Trong trường hợp này, bạn vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Bởi lẽ:
– Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc cho Công ty được 3 năm thì chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng, điều này có nghĩa là bạn nghỉ việc theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động và bạn có thời gian làm việc thường xuyên cho người lao động đã trên 12 tháng. Đối chiếu với các quy định trên thì đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc. Theo đó, mỗi năm làm việc sẽ được tính bằng nửa tháng tiền lương của tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động 06 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.
Về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó,
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Như vậy, đối chiếu vào trường hợp của bạn, do bạn chỉ nói bạn làm việc cho công ty là 3 năm mà không nói rõ thời gian nào cũng như thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm nào nên chúng tôi không thể tính được thời gian bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo quy định trên để tính
6. Quy định về việc thanh toán tiền trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi một trường hợp như sau: Công ty tôi là công ty cổ phần có vốn góp của một tổng công ty thuộc Bộ quốc phòng. Tháng 7/2011 công ty tôi có tuyển dụng đồng chí A là lao động hợp đồng đóng BH tại BHXH quận Cầu Giấy. Đến tháng 12/2015 đồng chí A được tuyển dụng CNVQP (đơn vị cắt BH của đồng chí A tại BH Cầu Giấy và chuyển BH đóng tại BH BQP) và đến tháng 9/2017 đồng chí A xin nghỉ việc. Vậy luật sư cho tôi hỏi chế độ trợ cấp thôi việc của đồng chí A được tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Trợ cấp thôi việc được chi trả trong các trường hợp quy định tại Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Luật sư tư vấn thanh toán tiền trợ cấp thôi việc:1900.6568
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo như bạn trình bày, bạn ký hợp đồng lao động với đồng chí A vào tháng 7/2011, trước đây Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 01/01/2009 do đó khoảng thời gian đồng chí A làm việc đã được đóng bảo hiểm thất nghiệp do đó khi nghỉ việc người sử dụng lao động không có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc mà người lao động sẽ hưởng thông qua trợ cấp thất nghiệp.
7. Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp này ạ, em tham gia lao động một Công ty từ 11/2013 tạm thời em nêu (tên Công ty là A) em làm ở Công ty A cho đến ngày 16/04/2017 công ty A đổi tên thành công ty B, công ty A có yêu cầu em ký đơn nghỉ việc ký lại hợp đồng mới bên công ty B, mà không trợ cấp thôi việc bảo chế độ vẫn giữ chuyển sang công ty B, đến nay công ty B tiếp tục kêu ký đơn nghỉ việc để chuyển em từ hợp đồng chính thức sang cộng tác viên. Em hỏi công ty nếu như vậy em có được hưởng trợ cấp thôi việc không, công ty B mới bảo là không có, vậy nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Thanks.
Luật sư tư vấn:
Khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp, ngoài các khoản được hưởng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… thì người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp người lao động được chi trả trợ cấp thôi việc:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của “
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của “Bộ luật lao động năm 2019”.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động năm 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo trường hợp cụ thể của bạn, bạn và công ty sau khi chấm dứt hợp đồng chính thức có tiến hành ký kết