Tư vấn tố cáo người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trách nhiệm của bên vay trong hợp đồng vay tài sản.
Mục lục
- 1 1. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
- 2 2. Có thể tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán đất nói dối có sổ đỏ không?
- 3 3. Tư vấn tố cáo khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 4 4. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vay
- 5 5. Luật sư tư vấn tố cáo công ty du lịch lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 6 6. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Khoảng năm 2018. Mẹ em ở nhà có 1 mình, vợ chồng cháu dâu (Anh, Chị 3) nói ngon ngọt, lừa gạt nhờ Mẹ em mượn giùm số tiền hơn 500.000.000đ mà người thân trong gia đình không ai biết cả. Khi gia đình hay tin, mà gần 3 năm nay Anh, Chị 3 không lo trả nợ dùm Mẹ em. Gia đình em không có khả năng trả nợ. Em nghe hàng xóm Anh, Chị 3 nói Anh, Chị 3 còn lừa gạt nhiều người xung quanh giống như Mẹ em vậy. Quý Luật sư cho em hỏi giờ em phải làm sao để giúp Mẹ em trả nợ? Anh, Chị 3 có vi phạm pháp luật không? Nếu có là tội gì? Em thưa Anh, Chị 3 bên công an có được không? Nếu không, phải thưa bên cơ quan nào? Em xin cám ơn Quý Luật sư nhiều.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc mẹ bạn đứng tên vay tiền:
Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Trong trường hợp này, mẹ bạn đứng ra vay tiền giùm người khác nhưng mẹ bạn lại là người trực tiếp ký tên trên giấy vay nợ, do vậy hợp đồng vay tài sản ở đây được xác lập giữa bên cho vay với mẹ bạn chứ không phải là người cháu kia. Do đó, mẹ bạn với tư cách là bên vay tài sản phải có nghĩa vụ trả đủ tiền đã vay khi đến hạn.
Nếu mẹ bạn có căn cứ chứng minh việc vay chỉ là vay hộ cho anh chị 3, toàn bộ số tiền vay đều đưa cho anh chị 3 của bạn thì mẹ bạn có thể có căn cứ để yêu cầu anh chị 3 của bạn trả tiền.
Thứ hai, anh chị ba của bạn có phạm tội hay không?
Như bạn trình bày, anh chị ba của bạn ngoài nhờ mẹ bạn vay tiền còn vay của những người hàng xóm khác. Nếu tại thời điểm vay anh chị ba của bạn có ý định lừa đảo chiếm đảo tài sản thì anh chị ba bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Xem thêm: Dùng vũ lực là gì? Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”
Xem thêm: Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Nếu sau khi nhờ vay tiền xong, anh chị 3 của bạn có nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền trên thì anh chị 3 của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.”
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, bạn cùng với các hộ khác làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi anh chị 3 của bạn đang cư trú để giải quyết.
1. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Phát tán hình ảnh, clip của người khác lên mạng nhằm mục đích tố cáo
Kính chào luật sư. Tôi tên Nguyễn Quốc Văn. Tôi muốn trình bày sự việc như sau: Vào ngày 11 tháng 9 năm 2015, tôi quen một người bạn và người này chỉ cho tôi mua một chiếc xe tải nhỏ với giá 60 triệu đồng và anh ta xin 1 triệu tiền dịch vụ. Tôi nói với ba má tôi nhưng ba má không đồng ý và anh ta nói với ba má tôi là bây giờ mua đi trong vòng một tháng nữa bên bán xe mua lại tại vì chạy cầm Bằng khoán giùm má thằng chủ xe với giá 1 tỷ đồng. Ba má tôi đã tin tưởng và kêu tôi sắp tiền rồi theo lên coi xe và gặp má chủ xe. Bà ta cũng nói bán đỡ một tháng trong thời gian 1 tháng nếu cầm bằng khoán được 1 tỷ bà ta sẽ mua lại và tôi đã đồng ý. Sau đó vợ chủ xe mang giấy tờ lên Ủy ban công chứng. Sau đó người vợ nói chiều thứ sáu người ta đi họp hết rồi nhưng anh Tú, chủ xe năn nỉ tôi đưa cho 60 triệu rồi viết một tờ giấy bán xe bằng tay có chữ ký của 2 vợ chồng. Sau đó tôi đem lên công an nhờ xác nhận giùm mua bán nhưng công an không xác nhận và chỉ xác nhận hiện tại anh Tú có mặt tại địa phương và anh Tú có đưa cho tôi một số hộ khẩu gia đình hứa sáng thứ 7 sẽ lên công chứng nhưng cứ thất hứa. Cho đến ngày 19 tháng 9 lần gặp mặt anh Tú nói giấy xe bị công an bắt và đã viết cho tôi một tờ giấy cam kết bằng tay có nội dung là trong vòng 30 ngày sẽ lấy xe ra và đi làm công chứng. Nhưng cho đến hôm nay là ngày mùng 4 tháng 5 năm 2016 tôi có lên gặp mặt anh Tú và yêu cầu giao xe nhưng lại không thấy xe và anh Tú nói xe bị hư và đang sửa thì tôi có nói không có xe thì trả lại tiền nhưng gia đình anh Tú lại hứa và khất lần. Bây giờ tôi muốn hỏi luật sư là tôi muốn thưa bốn người này tội lừa đảo có tổ chức có được không và trình Công an hay Tòa án? Thời gian giải quyết trong bao lâu? Xin chân thành cám ơn quý luật sư và xin kính chào!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 116 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy việc mua bán xe giữa anh và anh Tú đã thực hiện 1 giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong giao dịch.
Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Xem thêm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA, khi mua bán xe các bên phải lập hợp đồng mua bán bằng văn bản và đáp ứng điều kiện sau:
g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Vậy giấy tờ mua bán xe giữa bạn và anh Tú phải được lập thành văn bản và công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị. Trường hợp của bạn, bạn và anh Tú chỉ có giấy tờ mua bán xe viết tay (chưa được công chứng, chứng thực) nên giao dịch mua bán này vi phạm điều kiện về hình thức, nghĩa là việc mua bán xe không có giá trị.
Việc giao dịch dẫn tới hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:
Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015:
Xem thêm: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Vì vậy, trong trường hợp này anh Tú có nghĩa vụ trả lại tiền cho bạn. Nếu anh Tú không đồng ý, bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên Tòa án để Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và anh Tú hoàn trả lại toàn bộ số tài sản đã nhận là 60 triệu đồng. Thời hạn chuẩn bị xét xử khi bạn nộp đơn tới Tòa án là 4 tháng (vụ án phức tạp có thể kéo dài tơi 6 tháng).
Trường hợp này, hành vi của anh Tú cũng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì vậy bạn có thể nộp đơn tố cáo hành vi của anh Tú và ba người giúp sức cho anh Tú (người giới thiệu bạn mua xe, vợ anh Tú và mẹ anh Tú) tới cơ quan công an cấp huyện để được giải quyết. Trong thời hạn 20 ngày (trường hợp phức tạp có thể kéo dài đến 2 tháng) cơ quan công an sẽ có kết luận về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.
Xem thêm: Quyền tố cáo hành vi sai phạm trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra
2. Có thể tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán đất nói dối có sổ đỏ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư tôi có một việt như sau muốn tìm hiểu. Năm 2013 tôi có mua một lô đất chủ đất nói là đất có sổ đỏ rồi nên tôi tin tưởng và đã mua sau thời gian tôi về làm nhà ở thì tôi mới biết rằng là đất tranh chấp tôi có đên hỏi chủ đất thì họ nói chờ họ thời gian để họ làm sổ cho nhưng tới nay thì vẫn không có sổ đỏ nên tôi nhờ luật sư tư vấn cho tôi biết tôi có thể khởi kiện được họ với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân không và nếu khởi kiện được thì tôi cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những gì. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn cho tôi?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chất quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
Xem thêm: Tố cáo hàng xóm có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Như vậy, điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 nêu trên. Trong đó, các điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm đất phải có
Trong trường hợp người sử dụng đất chuyển nhượng cho bạn mảnh đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang có tranh chấp và bằng hành vi lừa dối để bán mảnh đất này cho bạn là trái quy định của pháp luật.
Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết khi có đơn tố cáo
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Như vậy, yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, phụ thuộc vào hành vi cụ thể, cũng như các căn cứ thực tế về hợp đồng mua bán, thỏa thuận giữa các bên về hành vi lừa dối, có dấu hiệu phạm tội của chủ sử dụng đất mới có thể kết luận có cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không.
Xem thêm: Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân
Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo với cơ quan công an có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh. Nếu có đủ căn cứ kết luận hành vi của người chủ sử dụng đất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự.
Về vấn đề dân sự:
– Căn cứ Điều 117, Điều 127 và Điều 137 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về giao dịch dân sự như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Xem thêm: Tính hợp pháp của đơn tố cáo
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Xem thêm: Giải quyết tố cáo theo quy định hiện hành
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Đối với giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đối tượng mua bán, chuyển nhượng phải là đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng mua bán được công chứng. Như vậy, giao dịch hiện tại giữa bạn và người chủ sử dụng đất không đảm bảo các điều kiện cần và đủ của một giao dịch dân sự. Do đó, giao dịch giữa bạn và người chủ sử dụng đất là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập và pháp luật yêu cầu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên.
Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận giao dịch dân sự mua bán giữa hai bên là vô hiệu, yêu cầu hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định của pháp luật. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Xem thêm: Phân biệt khiếu nại và tố cáo
3. Tư vấn tố cáo khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản muốn nhờ tư vấn như sau. Có 1 admin của nhóm android trên facebook có uy tín mở lớp kiếm tiền trên mạng. Học phí 5 triệu 1 người, có cam kết tháng thứ 2 trở đi kiếm được 8 triệu – 10 triệu và có bảo hành hoàn vốn. Mở nhóm được 30 thành viên thì ông ấy chỉ quay cái video hướng dẫn lập gmail và facebook để kiếm tiền từ 1 ứng dụng mua sắm của Mỹ. Mọi người và em bỏ tiền mua hơn 150 sim rác và nhiều khoản khác để làm nhưng không có kết quả, muốn người đó hoàn trả tiền như cam kết. Nhưng gọi điện nhắn tin không trả lời và mập mờ chuyện trả tiền. Hiện tại thì không liên lạc được, 30 người đóng gần 150 triệu và không có trách nhiệm với lời cam kết. Hiện tại bọn em chỉ có tin nhắn facebook, hóa đơn chuyển tiền thì liệu có kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Tố cáo thì cần những gì vì những người bị lừa ở nhiều tỉnh thành ở xa mà ông ấy ở Hà Nội.
Luật sư tư vấn:
Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
– Chủ thể: Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, không mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức, hành vi.
– Hành vi: Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối: lừa dối, cung cấp thông tin không đúng sự thật để nhằm che giấu mục đích, ý đồ của người phạm tội để người có tài sản giao tài sản cho người phạm tội.
– Khách thế: Xâm phạm đến quan hệ tài sản.
– Mục đích: Chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là dấu hiệu có trước khi có được tài sản chiếm đoạt.
– Hậu quả: Không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng được xác định là một trong những dấu hiệu định khung tội phạm.
Đối chiếu theo quy định vào trường hợp của bạn; có một người mở lớp kiếm tiền trên mạng, thu tiền của những người tham gia nhưng trên thực tế không có kết quả, nếu có mục đích chiếm đoạt tiền của những người cùng tham gia thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi lừa bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết, nếu bạn không biết chính xác nơi cư trú của người lừa bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú. Khi làm đơn tố cáo tới cơ quan công an, bạn cung cấp thêm bằng chứng, chứng cứ chứng minh hành vi của người admin.
4. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vay
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho cháu xin hỏi một việc sau. Có một người quen có vay cháu 40 triệu, có ghi giấy tờ. Trong giấy ghi rõ cho vay trong vòng 4 tháng, nhưng đã nửa năm. Cô này đã không trả cho cháu. Kèm theo việc, cô này đã nhờ một vài người bạn dùng chứng minh thư của họ đi vay tiền cho cô ta, số tiền lên đến hơn 100 triệu. Sau đó cô ta ăn cắp 1 xe máy và 1 laptop và đã bỏ trốn. Vậy cháu đã đủ cơ sở để kiện cô ta tội lừa đảo chưa?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
– Tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, khi đến hạn trả bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi. Trường hợp đến hạn người vay không trả thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa. Trong trường hợp của bạn, người vay tiền bạn đã quá hạn trả tiền cho bạn nhưng không trả mà còn có hành vi bỏ trốn. Đối với trường hợp này bạn nên làm đơn tốt cao gửi tới cơ quan Công an. Người vay tiền của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
+ Tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
+ Tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
…”
5. Luật sư tư vấn tố cáo công ty du lịch lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia. Tôi muốn hỏi về việc tố cáo một công ty du lịch lừa đảo. Nội dung như sau: Gia đình tôi và 2 gia đình khác có book Khách Sạn tại Phú Quốc với tổng tiền là 13.230.000 (mười ba triệu hai trăm ba mươi nghìn đông) từ tháng 5/2019 qua trang web của công ty, công ty này bắt đặt cọc tiền trước 100%. Thế nhưng đến tháng 9/2019, khi vào nhận Khách Sạn thì họ nói công ty này chưa thanh toán tiền phòng cho Khách Sạn, chúng tôi đành phải bỏ tiền lần thứ hai thanh toán 100% trực tiếp cho KS. Sau đó tôi có gọi lại cho bên Công ty Asiabooking để hỏi lý do tại sao chưa chuyển tiền phòng thì bên họ nói hiện nay công ty đang mất khả năng chi trả do tài khoản bị phong toả thuế. Nhưng theo tôi được biết thì công ty này vẫn đang tiếp tục hoạt động và nhận khách du lịch tại địa chỉ công ty. Đến thời điểm hiện tại công ty này vẫn chưa hoàn tiền lại cho tôi, tôi thiết nghĩ, với lượng khách đông khi đặt phòng qua công ty mà phải thanh toán 100% thì số tiền lừa đảo có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Vậy xin Quý công ty có thể tư vẫn giúp tôi làm thế nào để tố cáo công ty này, đồng thời lấy lại được số tiền? Xin trân thành cảm ơn Quý công ty!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Theo quy định trên, người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 174 nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng,…
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn và 2 gia đình khác có book Khách Sạn tại Phú Quốc với tổng tiền là 13.230.000 (mười ba triệu hai trăm ba mươi nghìn đông) từ tháng 5/2019 qua trang web của 01 công ty, công ty này bắt đặt cọc tiền trước 100%. Thế nhưng đến tháng 9/2019, khi vào nhận Khách Sạn thì họ nói công ty này chưa thanh toán tiền phòng cho khách sạn, gia đình bạn có hỏi công ty thì công ty nói mất khả năng thanh toán do bị phong tỏa thuế nhưng trên thực tế vẫn nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng khác. Như vậy, phải xác định rõ, người nhân viên liên hệ với gia đình bạn là người nào? Nếu người này không đưa tiền cho công ty hoặc những người trong công ty này có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt số tiền này của bạn thì sẽ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên.
Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn thì gia đình bạn nên làm đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoạt động để yêu cầu giải quyết.
6. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 26/09/2019 tôi có giao dịch với người có facebook.com/ruacondoggy11 để giao dịch bán 585Mrai với giá 1Mrai = 1900 VNĐ, tổng giá trị là 1,1triệu VNĐ. Nhưng khi tôi đã chuyển Mrai sang thì bên kia chặn cuộc nhắn tin và không chịu trả tiền. Tôi muốn tố cáo kẻ lừa đảo thì phải làm như thế nào, người đó chịu hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có giao dịch mua bán Mrai với một người qua tài khoản facebook. Trước hết, Mrai là một loại tiền ảo và việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP và Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thì việc cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt sẽ từ 150 triệu đồng – 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định về việc cấm giao dịch mua bán tiền ảo, do đó, việc bạn mua bán Mrai với người khác được coi như một giao dịch dân sự.
Theo quy định của pháp luật dân sự, người đó sẽ có nghĩa vụ trả tiền sau khi bên bán thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Theo đó, việc người mua không thanh toán tiền cho bạn sau khi đã nhận Mrai của bạn là hành vi vi phạm thỏa thuận của các bên. Bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi người đó đang cư trú để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì bạn giao kết với một tài khoản facebook và không rõ địa chỉ của họ, nay họ chặn cuộc gọi và tin nhắn, do đó việc khởi kiện họ ra Tòa án sẽ gặp khó khăn do không biết địa chỉ hoặc trụ sở của họ.
Luật sư tư vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản1900.6568
Trường hợp có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 20159, sửa đổi bổ sung năm 2017:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Theo quy định này, trường hợp người đó lừa đảo chiếm đoạt của bạn 1,1 triệu thì người đó chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi đã từng bị xử phạt hành chính hoặc kết án về các tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.