Cách phân biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Tìm hiểu về trình độ học vấn? Tìm hiểu về trình độ chuyên môn? Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn?

Mỗi chúng ta đều biết rằng, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là hai khái niệm vô cùng quen thuộc và được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn có những giá trị quán trọng và to lớn đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết và có thể phân biệt được được hai khái niệm này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai thuật ngữ này và đưa ra cách phân biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về trình độ học vấn:

Ta hiểu về trình độ học vấn như sau:

Học vấn được hiểu cơ bản chính là những thứ mà con người sẽ tích lũy dần dần và nó sẽ tăng lên theo thời gian qua việc các chủ thể học tập, đọc sách, tìm hiểu và học hỏi các kiến thức mới từ người khác. Chủ thể là người có trình độ học vấn cũng sẽ là những người có nhiều sự hiểu biết sâu xa đối với nhiều lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào khả năng của mỗi người mà mỗi chủ thể cũng sẽ có trình độ khác nhau. Sự nghiệp của một người có được rộng mở hay không, tương lai có thành công được hay không trên thực tế cũng sẽ còn tùy thuộc một phần vào trình độ học vấn của người đó.

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc thì ta nhận thấy, trình độ học vấn của một người sẽ được hiểu là một bậc học cao nhất của một người khi mà chủ thể đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà chủ thể đó đã theo học. Đối với mỗi một quốc gia khác nhau thì hệ thống giáo dục của quốc gia đó cũng sẽ có những sự khác nhau.

Như vậy, về cơ bản thì trình độ học vấn là một cụm từ được để nhằm mục đích để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà người đó đã đạt được thông qua quá trình học tập tại trường lớp. Đối với mỗi bậc học thì chúng ta sẽ có thể gọi đó là một trình độ.

Ở Việt Nam hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục chính quy; Giáo dục thường xuyên.

Các bậc học trong hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm các bậc sau đây: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông, dạy nghề; Giáo dục chuyên nghiệp.

Trình độ học vấn của người dân thông thường sẽ được dùng với những khái niệm mà chúng ta sẽ thường hay gặp cụ thể như sau:

– Tình trạng đi học: được hiểu cơ bản chính là hiện trạng của một người khi người đó hiện tại đang theo học tại một cơ sở giáo dục thuộc vào hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở giáo dục thường sẽ được sắp xếp một cách có hệ thống từ mầm non đến tiểu học, đến trung học cơ sở sau đó đến trung học phổ thông đến đại học.

– Biết đọc biết viết: Biết đọc biết viết là người có khả năng có thể đọc, viết, hiểu và người đó có thể nắm rõ những câu, từ đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

– Trình độ học vấn cao nhất mà con người đã đạt được, bao gồm những trình độ học vấn như sau: trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học.

Vai trò của trình độ học vấn:

Thực tế thì nội dung của trình độ học vấn của mỗi người thông thường thì sẽ được viết ở một số CV xin việc hay trong sơ yếu lý lịch của người đó. Chính bởi vì vậy mà thông qua phần thông tin về nội dung này thì các chủ thể là những người đọc, cụ thể là người tuyển dụng sẽ có thể xác định được với trình độ học vấn của người đó, và hiểu thêm rằng liệu cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong trường hợp đi xin việc thì các chủ thể sẽ cần để lại một phần ấn tượng đối với các chủ thể là những nhà tuyển dụng, việc này cũng sẽ góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc.

Thông qua trình độ học vấn mà các chủ thể sẽ có thể thấy được thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác ví dụ như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và nhiều trình độ khác của một người. Tuy vậy, trên thực tế thì không phải trường hợp nào có trình độ học vấn thì cũng phải đồng thời có trình độ khác.

2. Tìm hiểu về trình độ chuyên môn:

Ta hiểu về trình độ chuyên môn như sau:

Trình độ chuyên môn có thể được biết đến là một chuyên ngành cụ thể mà một người sẽ được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay chúng ta cũng có thể nói một cách khác thì trình độ chuyên môn chính là sự am hiểu sâu rộng của một người về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. Một người có trình độ chuyên môn là người đó đã nắm vững những kiến thức mà chủ thể đó được đào tạo bên cạnh đó thì chủ thể này cũng đã biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc việc.

Trình độ chuyên môn của một người cũng sẽ được thể hiện qua những cấp bậc nhất định mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như: Sơ cấp, Trung Cấp, Cao Đẳng, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,…

Trên thực tế thì cũng có rất nhiều cách để nhằm mục đích thực hiện việc đo lường về trình độ chuyên môn của các chủ thể, thông thường chuyên môn của các chủ thể sẽ thường được đánh giá dựa trên khối lượng kiến thức và các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của các chủ thể đó.

Kiến thức và kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn của các chủ thể thì sẽ được đào tạo ở trường học, kiến thức và kỹ năng là hai yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm mục đích để có thể đánh giá trình độ của một người xét trên phương diện lĩnh vực chuyên môn nào đó.

Bên cạnh các kiến thức và kỹ năng được nêu như trên thì chúng ta nhận thấy rằng, còn có những yếu tố khác có thể dùng nhằm mục đích để có thể thực hiện đo lường chuyên môn khác cụ thể như là việc sử dụng ngoại ngữ, sử dụng phần mềm, tin học văn phòng và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên đối với những kĩ năng này thì đối với những lĩnh vực khác nhau sẽ có sự khác nhau.

Một số trình độ chuyên môn tiêu biểu hiện nay cụ thể như sau:

– Trình độ chuyên môn sơ cấp: Chương trình đào tạo đối với trình độ chuyên môn sơ cấp này thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật. Các chủ thể là những học viên được đào tạo trong các trường dạy nghề sẽ có trình độ chuyên môn sơ cấp.

– Trình độ chuyên môn trung cấp:

+ Trình độ chuyên môn trung cấp trên thực tế thường thì sẽ chỉ áp dụng cho những chủ thể là những người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

+ Yêu cầu các chủ thể là những người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

+ Các chủ thể là những người học phải có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách độc lập.

– Trình độ chuyên môn cao đẳng:

+ Trình độ chuyên môn cao đẳng sẽ được áp dụng cho các chủ thể là những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Trình độ chuyên môn cao đẳng sẽ các nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành.

+ Các chủ thể là những người học có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp.

+ Các chủ thể là những người học phải có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện công việc thay đổi.

+ Các chủ thể là những người học cần có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

– Trình độ chuyên môn đại học:

+ Yêu cầu các học viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu.

+ Các chủ thể là những  học viên có kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề.

+ Các chủ thể là những  học viên tự giải quyết vấn đề có mức độ phức tạp cao.

+ Các chủ thể là những  học viên cần có kỹ năng quản lý và giám sát tốt, có khả năng đào tạo, hướng dẫn chuyên môn.

– Trình độ chuyên môn Thạc sĩ, Tiến sĩ:

Trình độ này sẽ dành cho học viên hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu. Các chủ thể cần có kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát.

3. Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn:

Như đã phân tích cụ thể ở trên, chúng ta đã có những cái nhìn khá tổng quan về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.

Hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn được đưa ra ở phần trên cho ta thấy đây là hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn thực chất sẽ có nghĩa bao hàm rộng hơn so với trình độ chuyên môn. Cụ thể, ta có thể hiểu rằng, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố cụ thể đó là: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa được hiểu cơ bản chính là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong một xã hội.

Cụ thể, sau đây chính là một số điểm khác nhau giữa hai khái niệm này:

– Trình độ học vấn là cụm từ được sử dụng và nó thể hiện bậc học cao nhất của một người khi chủ thể đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân. Còn ta hiểu trình độ chuyên môn thực chất chính là chuyên ngành mà một chủ thể đã được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn chính là sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực cụ thể nào đó trong đời sống xã hội.

– Trình độ học vấn của một người thì thường thể hiện qua các cấp bậc mà chúng ta có thể kể đến như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học,… Còn trình độ chuyên môn của một người thì được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau cụ thể như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

Như vậy, về cơ bản, trình độ học vấn của một người sẽ bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn, bao quát cả trình độ chuyên môn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )