Các mức phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn. Trách nhiệm hành chính khi có hành vi vi phạm giao thồng đường bộ.
Các mức phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn. Trách nhiệm hành chính khi có hành vi vi phạm giao thồng đường bộ.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Tùy theo lượng cồn trong máu mà mức xử
+ Căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo căn cứ vào Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định ngoài việc bị phạt tiền, nếu người điều khiển xe trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Căn cứ vào điểm e khoản 6 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xem thêm: Mức phạt có nồng độ cồn khi tham giao thông theo quy định mới nhất
Ngoài ra, căn cứ vào điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định người điều khiển lái xe vi phạm theo điểm e khoản 6 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngoài bị phạt tiền còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Xem thêm: Đi xe ô tô có nồng độ cồn 0,18 miligam/1 lít khí thở có bị xử phạt không?