Bồi thường thiệt hại khi làm ô nhiễm môi trường. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Bồi thường thiệt hại khi làm ô nhiễm môi trường. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi thắc mắc về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định định như thế nào? Đặc biệt là phần thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức, trong đó có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Khi cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Nhà hàng xóm chăn nuôi mất vệ sinh, có phải bồi thường không?
Căn cứ Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm về môi trường thì Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được quy định tại Điều 163 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:
"Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra."
Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 164 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:
– Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;
– Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
– Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại khi làm ô nhiễm môi trường: 1900.6568
Xem thêm: Nhà hàng xóm nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường phải làm thế nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 165 Luật bảo vệ môi trường quy định chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm:
– Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
– Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
– Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
– Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
– Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp theo quy định trên để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm."