Khoe của và Con rắn vuông là hai câu chuyện dân gian quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Tuy ngắn gọn nhưng hai câu chuyện đều đem đến cho người đọc những tiếng cười sảng khoái đằng sau đó là những bài học vô cùng sâu sắc. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề Bố cục, tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của, Con rắn vuông.
Mục lục bài viết
1. Bố cục và tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của:
1.1. Bố cục văn bản Khoe của:
Khoa của cố bốc cục gồm 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “anh ta tức lắm”: Tình huống câu truyện.
– Phần 2: Phần còn lại: Màn hỏi đáp khoe của của hai anh “lợn cưới” và “áo mới”.
1.2. Tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của:
Tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của – Mẫu 1:
Có hai người đàn ông có thói quen khoe khoang sự giàu có của mình và một ngày nọ họ gặp nhau. Một người đàn ông nhờ giúp tìm một con lợn bị lạc mất, cố gắng chứng khoe đó là con “lợn cưới”, người còn lại cũng hí hửng khoe “chiếc áo mới” trong câu trả lời của mình.
Tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của – Mẫu 2:
Một ngày nọ, có hai người có tính hay khoe của gặp nhau. Một người thì có chiếc áo mới còn người kia thì có con “lợn cưới”. Anh mặc chiếc áo mới đứng ở ngoài cửa chờ mọi người đi qua khen mình nhưng mãi chẳng có ai khen nên anh ta tức tối lắm. Đột nhiên, bỗng một anh có con lợn cưới đi qua và hỏi liệu có nhìn thấy con “lợn cưới” không. Anh này nhân cơ hội liền lấy tay khoe vat áo và bảo không thấy có con lợn nào chạy qua cả.
Tóm tắt nội dung hai văn bản Khoe của – Mẫu 3:
Câu chuyện này kể về hai người anh chàng có tính hay khoe khoang. Ngay cả khi công việc nhà bận rộn và bối rối, anh vẫn có thời gian để khoe con lợn cưới. Còn anh khoác chiếc áo mới đứng ở ngoài cửa từ sáng đến chiều chờ có người đến khen mà chẳng có ai khen nên anh ta vô cùng tức tối. Khi bắt gặp một người đàn ông đang đi tìm lợn cưới, anh mặc chiếc áo mới ngay lập tức khoe vạt áo ra và không cần biết người khác đang hỏi gì mình.
1.3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Khoe của:
a. Tính khoe của và những của được đem khoe
– Tính khoe của là thói thích khoe khoang, thích tỏ ra cho mọi người biết là mình giàu có. Đây là thói quen xấu thường gặp ở những người có nhiều của, giàu có, sống dư giả và ham học đòi. Thói quen xấu này thể hiện qua quần áo, đồ trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa cũng như cách nói chuyện và giao tiếp.
– Những của được đem ra khoe:
+ Chiếc áo mới
+ Một con lợn để thịt làm đám cưới.
=> Những vật rất bình thường. Từ đó chế giễu, châm biếm thói hay khoe, khoe của.
b. Cách khoe của mỗi nhân vật
– Anh có chiếc áo mới:
+ Có chiếc áo mới liền mặc ngay, mà không chờ đến ngày lễ hay một dịp cụ thể nào đó.
+ Anh ta “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen”
+ Anh ta kiên nhẫn đứng đó từ sáng đến chiều.
+ Khi anh lợn cưới đến thì giơ vạt áo ra và trả lời.
=> Hành động đó là không cần thiết và lố bịch, còn trả lời thì thừa một vế, không cần thiết.
– Anh có con lợn cưới.
+ Anh đi tìm lợn khoe trong khi gia đình anh ta đang tổ chức một sự kiện lớn (đám cưới), nhưng con lợn được cho là tổ chức tiệc cưới đã bỏ trốn.
+ Lẽ ra chỉ cần nói “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” Hay có thể giải thích làm thế nào mà con sổng? Nhưng anh ấy lại dùng từ “cưới” vào thành “lợn cưới”, không phải một từ thích hợp để giải thích cho một con lợn bị sổng
=> Mục đích của anh ta chỉ là khoe lợn và sự giàu có của mình.
2. Bố cục và tóm tắt văn bản Con rắn vuông:
2.1. Bố cục văn bản Con rắn vuông:
Con rắn vuông có bố cục 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “một trăm hai mươi thước ấy”: sự việc nói khoác của anh chồng.
– Phần 2: Phần còn lại: Màn trêu chồng của người vợ.
2.2. Tóm tắt văn bản Con rắn vuông:
Tóm tắt văn bản Con rắn vuông – Mẫu 1:
Có một người đàn ông nọ có thói quen nói khoác. Một hôm, anh khoe với vợ về một con rắn bề ngang hai mươi thước và bề dài một trăm hai mươi thước. Vợ biết tính cách chồng nên chị vợ lí lẽ đến cùng với anh. Cuối cùng anh ta nói rằng con rắn dài đúng hai mươi thước. Chị vợ cười bò và nói bề ngang hai mươi thước, bề dài cũng hai mươi thước thì đó là một con rắn vuông.
Tóm tắt văn bản Con rắn vuông – Mẫu 2:
Một anh chồng có tính nói khoác, một hôm anh ta khoe với vợ rằng mình đã bắt gặp một con rắn bề ngang hai mươi thước và bề dài một trăm hai mươi thước. Người phụ nữ biết tính cách của chồng và muốn trêu chọc anh. Cuối cùng, con rắn chỉ dài đúng hai mươi thước. Chị vợ cười bò và nói “thì ra con rắn vuông bốn góc”.
Tóm tắt văn bản Con rắn vuông – Mẫu 3:
Một ngày nọ, anh chồng có tính nói khoác về khoe với vợ rằng mình đã gặp một con rắn bề ngang hai mươi thước và bề dài một trăm hai mươi thước. Người vợ biết tính chồng hay khoác lác nên đã trêu đến cùng. Cuối cùng, con rắn bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước của người chồng chỉ còn rộng hai mươi thước và dài hai mươi thước. Chị vợ cười bò và nói “thì ra con rắn vuông bốn góc”.
2.3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Con rắn vuông:
– Tính nói khoác của người chồng:
+ Thấy một con rắn… Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!
+ Không phải một trăm hai mươi thước thì cũng là một trăm thước.
+ Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.
+ Không tám mươi thì cũng sáu mươi
+ Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước
+…con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
=> Người vợ biết tính cách chồng, trêu một mẻ để chồng nói ra sự thật
=> hành động nói khoác của người chồng liên tiếp bị vợ vạch trần: “Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thi ra con rắn vuông bốn góc à”.
3. Bài học rút ra được qua câu chuyện khoe của:
Truyện cười là một trong những thể loại mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, nhưng ý nghĩa đằng sau những tiếng cười lại là một bài học đáng suy ngẫm. Câu chuyện này kể về hai anh chàng thích khoe của gặp nhau. Một anh thì vừa mới may một chiếc áo mới đã mặc ngay để đi khoe với mọi người, thế nhưng anh đứng hóng ở cửa đợi có người đi qua khoe nhưng chẳng có ai tìm đến cả. Còn một anh thì vừa mua một con lợn mới.khi anh chạy đi tìm con lợn chạy mất của mình liền hỏi anh này: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” Anh chàng kia ngay lập tức trả lời: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.” Lẽ ra anh có thể trả lời một cách ngắn gọn câu hỏi này, là anh ấy có nhìn thấy hay không, nhưng vì anh ấy muốn khoe chiếc áo mới nên đã trả lời như vậy.
Các tình huống trong truyện được xây dựng bằng biện pháp nói quá trong tiếng Việt và lố hơn rất nhiều so với cuộc sống của chúng ta. Điều này nhằm nhấn mạnh chủ đề mà tác giả muốn tập trung vào: phê phán những người thích khoe khoang. Khi hai nhân vật gặp nhau trong truyện, những tình huống dở khóc dở cười nhất sẽ nảy sinh, khiến người đọc bật cười. Chúng ta không cần phải khoe khoang về tài năng hay sự giàu có của mình, mọi người có thể cảm nhận được điều đó qua cách chúng ta nói chuyện. Mặt khác, nếu lúc nào cũng luôn khoe khoang về điều gì đó một cách lố bịch sẽ khiến cho bạn trở nên huênh hoang và rất khó coi trong mắt mọi người.
Khoe khoang là một tính xấu. Khi giao tiếp, cần nói những lời khiến đối phương cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn là những lời nói mang tính chất khoe khoang. Điều này có thể gây ra hình ảnh xấu trong mắt người khác, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc lâu dài thì mọi người sẽ không có thiện cảm với bạn. Đôi khi những lời khoe khoang này khiến mọi người cảm thấy bạn là người không chân thật, cho rằng bạn thật lố bịch và dần dần xa lánh bạn.
Con người sống trên đời này phải biết khiêm tốn. Khi đạt được điều gì đó, đừng ngủ quên trên chiến thắng của mình. hãy đặt mình vào vị trí thấp hơn để bạn nhận ra rằng mình cần phải không ngừng phấn đấu và nỗ lực hơn. Một vài thành công nhỏ trong cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn chỉ biết dựa vào đó khoe khoang mà không tiếp tục cố gắng. Những thói quen xấu sẽ khiến bạn ngày càng đi xuống, vì vậy hãy thay đổi thói quen khoe khoang để có thể đạt được thành công lớn và được mọi người yêu mến.
Có một sự thật là những người tài năng và giàu có hiếm khi khoe khoang về bản thân mà chỉ có những người thích thể hiện mới luôn cố gắng tỏ ra mình giàu có và có tài mà thôi. Dễ dàng nhận thấy rất nhiều bạn trẻ hiện nay thích sống ảo trên Facebook. Họ bao giờ cũng giả vờ là người có học thức bằng việc mua nhiều sách và chụp ảnh khoe khoang để cho thấy mình đọc rất nhiều sách, thực tế là một năm học còn chẳng đọc nổi một cuốn sách. họ luôn chẹc-in tại những quán cà phê sang chảnh nhưng sự thật là tháng nào cũng phải ăn mì tôm cả tháng. Họ luôn thể hiện mình rất tài năng trong nhiều bức ảnh, video. Đằng sau lớp ngụy trang hoàn hảo ấy ẩn chứa một con người cực kỳ lười biếng, chỉ thích sống ảo, thích nói mà không bao giờ thực hiện. Xu hướng này khiến giới trẻ thụ động, không muốn nỗ lực, chơi nhiều hơn làm và dễ đánh mất tương lai trong những ảo tưởng về bản thân.
Truyện cười Lợn cưới áo mới tuy ngắn gọn nhưng mang lại cho người đọc rất nhiều tiếng cười và bài học đầy sâu sắc. Truyện phê phán những kẻ hay thích khoe khoang và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn.
4. Bài học rút ra được qua câu chuyện Con rắn vuông:
Không nên nói khoác lác, phóng đại sự việc mà phải trung thực, tôn trọng sự thật. Nếu cố chấp nói khoác, câu chuyện của bạn sẽ bị bại lộ, trở thành trò cười cho người khác, tự mình làm xấu mình.