Biểu mẫu khác – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vnSat, 07 Dec 2024 03:10:27 +0000vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.12https://luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2017/11/cropped-fav-32x32.pngBiểu mẫu khác – Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vn3232Phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động nào?https://luatduonggia.vn/phat-trien-van-hoa-doc-thong-qua-nhung-hoat-dong-nao/Sat, 07 Dec 2024 03:10:27 +0000https://luatduonggia.vn/phat-trien-van-hoa-doc-thong-qua-nhung-hoat-dong-nao/Văn hóa đọc có thể hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của những nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc gồm ba thành phần chính là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Vậy phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động nào?

The post Phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động nào? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động nào?

Văn hóa đọc có thể hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của nhữngnhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc gồm ba thành phần chínhlà thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.

Văn hóa đọc cũng là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ việc đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa từ sách mà nhữngngười đọc tiếp nhận được và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo thêm những giá trị mới.

Pháp luật đã quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, điều này được quy định rõ tại Điều 30 Luật Thư viện 2019. Cũng tại khoản 2 Điều 30 Luật Thư viện 2019 quy định về các hoạt động phát triển văn hóa đọc, điều này quy định phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:

  • Tổ chức cáchoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
  • Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em ởtại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
  • Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho nhữngngười sử dụng thư viện;
  • Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác cácthông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua nhữngthiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin. Trong đó, liên thông giữa thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm đểsử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, tiện ích, kết quả xử lý và nhữngsản phẩm, dịch vụ thư viện. Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau:

+ Phối hợp trong việcthu thập, bổ sung tài nguyên thông tin, dữ liệu số dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp;

+ Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa những thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;

+ Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ chongười sử dụng thư viện.

2. Trách nhiệm của nhà nước trong việc phát triển văn hóa đọc:

  • Trách nhiệm của Chính phủ: trách nhiệm của Chính phủ trong việc phát triển văn hóa đọc bao gồm:

– Chính phủ thống nhất trongviệc quản lý nhà nước về thư viện.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi trêncả nước và có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiệncác chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;

+ Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ởtrong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;

+ Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển vềnguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;

+ Thông tin, tuyên truyềnphổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện;

+ Xây dựng và hướng dẫn cáchoạt động phát triển văn hóa đọc;

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo đúngthẩm quyền;

+ Thựchiện hợp tác quốc tế về thư viện.

  • Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ: trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phát triển văn hóa đọc bao gồm:

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trìphối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức và hoạt động thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.

– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trìphối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chuẩn đối với thư viện cơ sở giáo dục.

– Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và những cơ quan nhà nước có liên quan quản lý hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng trong hoạt động thư viện.

– Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thựchiện thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động thư viện.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thựchiện phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.

  • Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát triển văn hóa đọc bao gồm:

– Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thư viện tại địa phương.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có nhữngtrách nhiệm sau đây:

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút vềxây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tại địa phương đáp ứng đượcnhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của Nhân dân địa phương;

+ Đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh; xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn; khuyến khích cáctổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương.

+ Chỉ đạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chứcnhằm để phát triển thư viện và văn hóa đọc trên địa bàn;

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trongviệc quản lý thư viện công cộng và mạng lưới thư viện trên địa bàn.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phát triển văn hóa đọc:

  • Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện trong việc phát triển văn hóa đọc:

+ Bảo đảm vềcơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý việctổ chức và nhân sự thư viện.

+ Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo đúngquy định của pháp luật.

+ Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp chonhững người làm công tác thư viện.

+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận ánhay kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, chothư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.

+ Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do chínhcơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.

+ Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo đúngquy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong nhữngtrường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

+ Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo đúngquy định của pháp luật.

+ Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thựchiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

+ Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo đúngquy định của pháp luật.

+ Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với cácchương trình học phù hợp với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhữngngười lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo đúngquy định của pháp luật Việt Nam.

  • Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện viện trong việc phát triển văn hóa đọc:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện cáckế hoạch hoạt động thư viện, phát triển tài nguyên thông tin và phát triển văn hóa đọc.

+ Sử dụng hiệu quả vềnguồn lực đầu tư cho thư viện.

+ Tạo điều kiện cho người làm công tác thư viện được bồi dưỡng nâng caovề trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động thư viện với cáccơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Tổ chức thực hiện liên thông thư viện với cácphương thức thích hợp.

  • Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phát triển văn hóa đọc:

+ Cơ quan, tổ chức xuất bản, cơ quan báo chí thực hiện việc nộp xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí cho thư viện theo đúngquy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

+ Người Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài; công dân nước ngoài bảo vệ luận án tiến sĩ ởtại Việt Nam nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theođúng quy định.

+ Người dạy trong cơ sở giáo dục phối hợp với người làm công tác thư viện hướng dẫn nhữngngười học sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện trong học tập, nghiên cứu.

+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thư viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có nhữngtrách nhiệm sau đây: Tham gia trongviệc phát triển sự nghiệp thư viện; Phối hợp với cáccơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật; Tư vấn xây dựng vềtiêu chuẩn về thư viện, chất lượng dịch vụ thư viện và phát triển văn hóa đọc; Tham gia xây dựng và vận động hội viên thực hiện đúngquy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

The post Phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động nào? appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất 2024https://luatduonggia.vn/bai-du-thi-viet-ve-mot-cuon-sach-ma-em-yeu-thich-nhat/Wed, 14 Aug 2024 10:05:37 +0000https://luatduonggia.vn/bai-du-thi-viet-ve-mot-cuon-sach-ma-em-yeu-thich-nhat-2023/Đại sứ văn hoá là một cuộc thi hữu ích được nhiều sinh viên và học sinh trên cả nước tham gia. Với chủ đề củanăm là về việc đọc sách, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích hay nhất.

The post Bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất 2024 appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Dàn ý bài viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất:

1.1. Mở bài: 

– Giới thiệu sơ lược về tác giả và cuốn sách mà em yêu thích nhất năm 2023.

1.2. Thân bài: 

– Phân tích nội dung của cuốn sách đó.

– Ý nghĩa mà cuốn sách đó mang lại.

– Lý do tại sao em lại yêu thích cuốn sách đó.

1.3. Kết bài:

– Liên hệ bản thân.

2. Bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất điểm cao nhất:

Trong bức tranh đa sắc màu của nền văn học Việt Nam hiện đại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký nổi lên như một biểu tượng của ý chí và nghị lực phi thường. Dù phải đối mặt với khuyết tật nghiêm trọng khi mất cả hai tay từ nhỏ, nhưng thầy Ký không bao giờ để những giới hạn thể xác ngăn cản mình vươn tới tri thức. Không chỉ là một người thầy tận tụy trong sự nghiệp “trồng người”, ông còn là một nhà văn tài hoa, với những trang viết đậm chất nhân văn, đầy sâu lắng và cảm xúc.

Trong số những tác phẩm mà thầy đã cống hiến cho đời, hồi ký “Tôi học đại học” là một trong những viên ngọc sáng nhất. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện cá nhân của thầy Nguyễn Ngọc Ký mà còn là bức tranh chân thực, sống động về một thời kỳ gian khó trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Thời kỳ đó, do chiến tranh, các trường học phải sơ tán về các tỉnh miền núi, học trò phải xa gia đình, xa quê hương để theo đuổi con chữ trong những điều kiện khắc nghiệt. Với riêng thầy Ký, đó còn là giai đoạn ông phải đấu tranh không ngừng nghỉ với những thử thách vô cùng khắc nghiệt của số phận: rời xa quê hương, tự mình thích nghi với cuộc sống sinh viên nơi xa lạ, và đặc biệt là phải đối diện với những giới hạn thể chất khi phải học và viết bằng đôi chân của mình.

Điều đáng quý hơn cả là cuốn hồi ký này đã được thầy Ký ấp ủ suốt 43 năm, và cuối cùng hoàn thành trong những tháng ngày mà sức khỏe của thầy đã suy giảm, buộc thầy phải chạy thận ba lần mỗi tuần. Sự ra đời của cuốn sách trong hoàn cảnh đó càng làm tôn vinh thêm tinh thần bất khuất và nghị lực phi thường của một người thầy giáo – một nhà văn không chịu khuất phục trước số phận. Đọc “Tôi học đại học”, người đọc không chỉ cảm nhận được những khó khăn mà thầy Ký đã vượt qua, mà còn nhận ra rằng những thử thách trong cuộc sống của chúng ta dường như trở nên nhỏ bé hơn rất nhiều.

Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Hoàng Như Mai từng nhận xét: “Mỗi trang viết của Nguyễn Ngọc Ký, ông cứ kể những người thực, việc thực như nó vốn có mà đọc lên thấy lấp lánh những tâm hồn, những tấm lòng cao cả, càng trong gian nan càng bừng sáng sự chí tình, chí nghĩa vì nhau”. Bởi mỗi trang sách không chỉ là câu chuyện về bản thân thầy Ký, mà còn là những ký ức sống động về tình bạn, tình thầy trò giữa những con người cùng chung một chí hướng, cùng vượt qua gian khó trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ những tháng ngày ấy, nhưng với thầy Ký, những ký ức về một thời tuổi trẻ vẫn còn vẹn nguyên, trong sáng. Những người bạn chân thành, những người thầy kính yêu luôn sống mãi trong trái tim ông, và chính những tình cảm ấy đã hun đúc nên cuốn hồi ký đầy cảm xúc này.

“Tôi học đại học” không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một lời tri ân chân thành, đầy tâm huyết của thầy Nguyễn Ngọc Ký đối với cuộc đời, với những con người đã đồng hành cùng thầy trong những năm tháng khó khăn nhất. Tác phẩm thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc, nhưng lại được thể hiện một cách giản dị, hồn nhiên, giàu hình ảnh và âm điệu. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa trái tim nhạy cảm và ngòi bút tinh tế, mà chỉ có những người thật sự trải qua những gian truân, thử thách lớn trong cuộc đời mới có thể viết nên.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký không chỉ là một người thầy, một nhà văn, mà còn là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và ý chí vươn lên cho bao thế hệ trẻ noi theo. Cuốn sách “Tôi học đại học” chính là minh chứng cho tinh thần ấy, là ngọn lửa không bao giờ tắt, soi sáng và tiếp thêm động lực cho chúng ta trên hành trình chinh phục tri thức và cuộc sống.

3. Bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất hay nhất:

Sách luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của chúng ta trên hành trình học hỏi và trưởng thành. Từ khi còn nhỏ, em đã được bố mẹ và thầy cô truyền cảm hứng yêu sách, biến thói quen đọc sách thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy, em đã học được nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn từ những trang sách. Trong số các cuốn sách mà em đã đọc, có một tác phẩm khiến em nhớ mãi và luôn cảm động mỗi khi nghĩ đến, đó là “Hachiko chú chó đợi chờ”. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về tình cảm giữa người và chó, mà còn là một bài học sâu sắc về lòng trung thành, tình yêu thương và sự kiên nhẫn.

Cuốn sách “Hachiko chú chó đợi chờ” được chắp bút bởi tác giả Luis Prats, một tên tuổi nổi tiếng trong làng văn học dành cho thiếu nhi. Tác phẩm thuộc danh mục sách của Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế và đã được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng, thu hút hàng triệu khán giả trên toàn thế giới. Ngay từ lần đầu tiên cầm cuốn sách trên tay, em đã bị cuốn hút bởi bìa sách được thiết kế tinh tế với hình ảnh chú chó Hachiko. Hachiko là một giống chó Akita quý hiếm của Nhật Bản, và hình minh họa trên trang bìa về chú chó này, với những nét vẽ mềm mại cùng chất liệu sống động, đã tạo nên ấn tượng khó phai ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nội dung của cuốn sách kể về cuộc đời của Hachiko, chú chó đã trở thành biểu tượng của lòng trung thành tại Nhật Bản. Hachiko là chú chó cưng của giáo sư Eisaburo Ueno, một giáo sư tận tụy giảng dạy tại Đại học Tokyo. Hàng ngày, chú chó luôn theo giáo sư đến nhà ga Shibuya vào buổi sáng để tiễn ông đi làm và đều đặn trở lại nhà ga vào mỗi buổi chiều để đón ông về nhà. Đây là một thói quen quen thuộc giữa Hachiko và chủ của mình. Nhưng vào một ngày định mệnh, giáo sư Ueno qua đời đột ngột khi đang làm việc, và Hachiko không hề biết chuyện đau lòng đó. Chú chó trung thành vẫn tiếp tục đợi chờ ở nhà ga mỗi buổi chiều, bất kể trời mưa hay nắng, ngày qua ngày, tháng qua tháng. Suốt 10 năm, Hachiko không bỏ lỡ một ngày nào, vẫn kiên nhẫn đứng đợi chủ của mình trở về.

Câu chuyện về Hachiko không chỉ là câu chuyện về lòng trung thành của một chú chó với người chủ, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương không điều kiện và sự hy sinh. Hình ảnh Hachiko đứng đợi ở nhà ga ngày này qua ngày khác đã chạm đến trái tim của biết bao người, biến chú trở thành chú chó nổi tiếng nhất trong lịch sử, không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Điều này cũng giải thích vì sao người ta lại dựng tượng Hachiko đặt ngay tại nhà ga Shibuya – nơi Hachiko từng đợi chờ suốt 10 năm. Bức tượng này không chỉ để tưởng nhớ chú chó, mà còn là biểu tượng của lòng trung thành, được hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến thăm và tưởng niệm.

Mỗi khi đọc lại cuốn sách “Hachiko chú chó đợi chờ”, em không thể kìm được nước mắt trước sự kiên nhẫn, trung thành và sự hy sinh mà Hachiko. Từng trang sách đã khắc sâu vào tâm trí em hình ảnh của Hachiko, một chú chó với một trái tim đầy cảm xúc, dạy cho em bài học quý giá về tình bạn, lòng trung thành và lòng kiên nhẫn trong cuộc sống.

Cuốn sách này còn để lại trong em một ấn tượng mạnh mẽ và thay đổi quan niệm của em về tình yêu đối với loài vật. Sau khi đọc xong cuốn sách, em đã quyết định nuôi một chú chó và đặt tên nó là Hachiko, như một cách để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với câu chuyện đầy cảm xúc này. Đến nay, chú chó Hachiko của em đã gần 5 tuổi, và mỗi ngày trôi qua, chú càng trở thành người bạn thân thiết và trung thành, giống như hình ảnh của chú chó Hachiko trong cuốn sách mà em yêu quý.

Cuốn sách “Hachiko chú chó đợi chờ” không chỉ mang lại cho em những phút giây xúc động, mà còn để lại trong lòng em những bài học về lòng trung thành, tình yêu thương. Đây không chỉ là một tác phẩm dành cho thiếu nhi, mà còn là cuốn sách mà bất kỳ ai, dù ở lứa tuổi nào, cũng nên đọc một lần trong đời.

The post Bài dự thi: Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất 2024 appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêuhttps://luatduonggia.vn/nhung-loi-chuc-valentine-ngot-ngao-nhat-danh-cho-nguoi-yeu/Sun, 01 Dec 2024 09:56:23 +0000https://luatduonggia.vn/nhung-loi-chuc-valentine-ngot-ngao-nhat-danh-cho-nguoi-yeu/Valentine là một dịp đặc biệt trong năm mang ý nghĩa ngợi ca tình yêu. Đây còn là dịp mà mọi người thường bày tỏ tình cảm với người mình yêu. Dưới đây là những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu.

The post Những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Valentine là ngày gì? 

Valentine, hay còn gọi là Ngày lễ Tình nhân, là một ngày lễ đặc biệt diễn ra vào ngày 14 tháng 2 hàng năm, dành để tôn vinh tình yêu. Đây là dịp mà các cặp đôi yêu nhau thường trao cho nhau những món quà, thiệp, hoa hồng, sô-cô-la, hoặc những lời chúc ngọt ngào để bày tỏ tình cảm. Ngày này được coi là một dịp đặc biệt để thể hiện tình yêu, sự quan tâm và sự trân trọng dành cho người mà mình yêu thương.

2. Những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho bạn trai:

– Ngọt hơn chocolate, ngọt hơn bất cứ thứ gì trên cuộc đời này. Anh là Valentine của em, em yêu anh! 

– Đời là hoa, tình là mật. Em thật may mắn khi tìm được mật ngọt của đời mình, đó là anh đấy! Nắm tay anh trên con đường yêu! Chúc mừng ngày lễ tình nhân! 

– Em thích những gì anh làm, những gì anh nói. Em thích cách anh trở thành một phần trong cuộc sống của em mỗi ngày. Một lễ tình nhân ấm áp, ngập tràn hạnh phúc anh nhé! 

– Chúc cho tình yêu chân thành của em dành cho anh mãi vang vọng như điệu nhạc trong trái tim dịu dàng của anh ! Em chúc anh một ngày Valentine tuyệt vời! 

– Anh muốn em là ai cũng được, nhưng đổi lại em muốn tình yêu của anh dành cho em mãi mãi. 

– Em có thể chết, nhưng em không thể sống thiếu anh, anh à. 

– Hãy nhìn vào mắt em, anh sẽ thấy cả một đại dương tình yêu đang đợi anh. 

– Em muốn nói rằng em yêu và nhớ anh rất nhiều… Nhưng em hứa rằng chúng ta sẽ trải qua ngày hôm nay với thật nhiều yêu thương và hạnh phúc. 

– Em cần một người như anh để cuộc đời em đáng sống hơn. Would you be my boyfriend?

– Châu Âu ngủ, Châu Á ngủ, Châu Mỹ tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất thế giới đọc được tin nhắn của em. Chúc mừng ngày lễ tình nhân. 

– Em là dòng sông, anh hãy là đại dương. Anh là gió, em là mây. Mong anh luôn ở bên em trong cuộc đời này! Gửi đến anh một ngày đầy yêu thương. 

– Cho anh niềm vui để em ngọt ngào, cho anh nụ cười để em tỏa sáng, cho lửa tim em mãi là người tình của anh. Chúc mừng ngày Valentine! 

– Nơi đông người em luôn nắm tay anh, không phải vì sợ mất anh mà để ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ rằng “hai người yêu nhau”. 

– Người ta thường nói: “Cuộc đời không trải đầy hoa hồng”, nhưng thật ra từ khi anh đến, em chưa thấy “gai” trong đời. 

– Không có mặt trời, sau cơn mưa không có cầu vồng. Anh là mặt trời làm cho cuộc sống của em tươi sáng hơn. Nó sẽ luôn tỏa sáng trong trái tim em. Chúc mừng ngày lễ tình nhân !

Những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho bạn gái: 

– Chúng ta đã cùng nhau trải qua bao nhiêu ngày lễ tình nhân? Anh mơ thấy con số này là vô tận. Cảm ơn vì tình yêu tuyệt vời của em dành cho anh, anh chúc em một ngày lễ tình nhân thật vui vẻ, hạnh phúc, mãi mãi ở bên anh! 

– Em à! Em có biết em là món quà quý giá mà ông trời ban tặng cho anh không? Em đang giữ chìa khóa trái tim anh. Vì vậy, anh hy vọng em luôn khỏe mạnh, an toàn và Happy Valentine’s Day! 

– Anh sẽ luôn trân trọng những giây phút bên em, anh mong những khoảnh khắc này sẽ không bao giờ kết thúc. Chúc người yêu của anh một ngày lễ Valentine ấm áp và hạnh phúc, I love you! 

– Cảm ơn vì đã luôn nhường nhịn và cố gắng “bù đắp” cho những tính xấu của anh. Cảm ơn em đã cho anh một tình yêu chân thành và đẹp đẽ như vậy. Chúc em một ngày tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và bình an. Anh yêu em nhiều lắm đồ ngốc! 

– Lần đầu tiên nhìn thấy em, anh biết mình đã tìm thấy tình yêu. Lần đầu tiên em chạm vào anh, anh cảm thấy tình yêu. Cho đến nay em vẫn là người duy nhất anh yêu, vì vậy anh chúc em một ngày lễ tình nhân thật vui vẻ! 

– Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, anh hứa rằng sẽ bên em đến cuối cuộc đời này. Em ơi, cảm ơn vì những ngày em đến và cảm ơn vì đã yêu anh! Chúc em một ngày lễ Valentine vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi yêu em! 

– Anh yêu em không phải vì em đẹp, không phải vì em giàu mà đơn giản là vì anh yêu em. Anh không biết nên tặng gì cho em khi Lễ tình nhân đến đây vì tôi không nghĩ nó sẽ thể hiện hết tình yêu mà anh dành cho em. Chúc mừng ngày lễ tình nhân!

3. Những lời chúc valentine dễ thương và hài hước:

 – “Em yêu anh như chiếc iPhone yêu cục pin sạc, nó cần được sạc mỗi ngày và anh là nguồn năng lượng nạp lại cuộc đời em.” 

 – “Anh có thể giúp em đổi mật khẩu Facebook được không? User: 0983778xx; Password: “yêu anh phát điên”. Anh hãy đổi mật khẩu thành “Em điên cũng vui”. 

 – Có 10 thiên thần trên thiên đường: 5 thiên thần đang chơi, 2 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này. 

 – Xin chúc mừng! Bạn chính là khách hàng hạnh phúc nhất trong chương trình “Mở nắp trái tim trúng thưởng” và phần thưởng của bạn chính là trái tim của chủ nhân số thuê bao: 09xx.***.***. 

 – Anh yêu, nếu anh đang đọc cái này, anh nợ em một cuộc hẹn. Xóa tin nhắn này, anh nợ em chút tình. Lưu tin nhắn này và em nợ anh một nụ hôn. Trả lời em, anh nợ em tất cả mọi thứ. Và nếu anh không trả lời, … anh đã yêu em. 

 – Xin chào. Đây là trung tâm tin nhắn. Nhấn phím 1 để nhận lời khen. Chìa khóa thứ 2 nhận được những lời chúc tốt đẹp. Phím 3 để được hôn. Nếu bạn muốn mọi thứ, hãy gọi số của tôi. 

– “Bố em là người ngoài hành tinh sao? Anh chắc chắn là đúng, đó là cách duy nhất để có được một cô con gái xinh đẹp như vậy.” 

– “Anh có yêu em không? Không cần trả lời, đó là một câu hỏi tu từ. Yêu em hay không yêu thì em vẫn yêu anh :)”. 

– “Thật lòng mà nói, anh chưa bao giờ là tình yêu của em… Anh là cả cuộc đời hạnh phúc của em”. 

– Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn, tôi cung cấp cho họ thông tin về bạn, họ sẽ tìm ra bạn ngay khi có thể. Đó là ba vị thần: sức khỏe, hạnh phúc và tình yêu. 

– Anh có trái tim và đó là sự thật. Nhưng bây giờ nó đã theo em. Hãy chăm sóc nó như anh chăm sóc bạn. 

– Nếu tình yêu là lực hấp dẫn thì anh là trái đất, và nếu sắc đẹp là tội ác thì chắc chắn anh sẽ bị kết án tử hình. Em Yêu anh.

– Anh bị triệu ra tòa vì bước vào giấc mơ của em, đánh cắp trái tim em và chiếm giữ mọi cảm xúc của em. Anh buộc phải ở bên em mãi mãi. Làm thế nào để anh biện minh cho điều đó? 

– Nếu vì yêu em mà bị xét xử, anh xin chịu án chung thân để được ở bên em cả đời. 

– Xin lỗi hôm nay nhắn tin cho em không được… Hôm nay bác sĩ bảo em hạn chế ăn đồ ngọt… nhưng anh là người ngọt ngào nhất. Em liều mạng với tin nhắn này. Chúc mừng ngày lễ tình nhân . 

4. Những lời chúc Valentine cho các cặp đôi yêu xa: 

– Em chỉ muốn có anh ở cạnh bên, em vào giờ phút này, khi đó, em sẽ ôm chặt anh và cho anh biết cảm giác nhớ anh của em nhiều đến chừng nào. Chúc người yêu của ngày Valentine ấm áp, vui vẻ. Hãy nhắm mắt và nghĩ đến em anh nhé, vì lúc đó em cũng đang nghĩ về anh.

– Valentine năm nay đôi mình không ở bên nhau, nhưng không vì lý do đó mà tình cảm em dành cho anh vơi đi chút nào. Em mong rằng ngày Valentine năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ được nắm tay anh, ôm anh thật chặt. Yêu anh!

– Những khi tỉnh giấc, anh luôn nghĩ về em. Anh yêu em, cho dù em không ở đây, cảm giác này sẽ không thay đổi. Gửi đến em hơi ấm ngày Valentine!

– Người yêu ơi, dù ở đâu, chúng ta yêu thương nhau và sẽ mãi hạnh phúc vì cả hai đều luôn nghĩ về nhau phải không em? Chúc em yêu một ngày Valentine hạnh phúc và ấm áp!

– Em luôn thấy nhớ anh, liệu rằng lúc này anh có nhớ em không? Chỉ cần nghĩ đến nụ cười của anh là em đã thấy đủ ấm áp rồi. Chúc anh yêu ngày lễ tình nhân vui vẻ, hạnh phúc. Hi vọng sớm gặp anh.

– Người yêu hỡi, chúc tình yêu của em một ngày lễ tình nhân hạnh phúc và ấm áp. Dẫu lúc này không được gần cạnh anh nhưng em mong rằng món quà em tặng sẽ giúp anh nguôi đi nỗi nhớ. Em yêu anh nhiều.

– Ngày lễ tình nhân vui vẻ anh nhé. Em sẽ mãi là tia nắng trong anh, nắm chặt tay anh vào một ngày thật gần. Gửi đến anh món quà từ em. Hy vọng anh sẽ thích.

5. Những món quà ý nghĩa ngày Valentine: 

Dưới đây là những món quà được yêu thích nhất ngày Valentine: Hoa tươi, Sô cô la, Quần áo, Nhẫn, Bánh kem, Vòng tay, Khuyên tai,…

The post Những lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 1https://luatduonggia.vn/bai-thu-hoach-boi-duong-thuong-xuyen-gv-thpt-module-1/Fri, 19 Jul 2024 17:34:54 +0000https://luatduonggia.vn/bai-thu-hoach-boi-duong-thuong-xuyen-gv-thpt-module-1/Đạo đức nhà giáo là yếu tố quan trọng để nền giáo dục phát triển bởi vì thế hôm này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 1.

The post Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 1 appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT:

Học sinh trung học phổ thông ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, đây là giai đoạn phát triển bắt đầu từ tuổi dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi trưởng thành. Độ tuổi này cũng có thể nhận thức được những đặc tính phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng đời sống. Giai đoạn này là thời điểm phát triển kỹ năng quan trọng cho học sinh THPT. Ở đây, các mối quan hệ chung của các cá nhân như quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò và các mối quan hệ xã hội khác cũng bắt đầu phức tạp hơn. Hoàn cảnh xã hội cũng có ảnh hưởng đến học sinh trung học, khiến cho chúng có tư duy cởi mở, chuyển đổi vai trò và vị trí xã hội.  Học sinh THPT tuy chưa độc lập về kinh tế trong tư duy và hành vi đã phần nào thể hiện được cá tính của riêng mình.  

Ở độ tuổi này, trẻ luôn mong muốn được lắng nghe và ý kiến ​​cá nhân của mình và được công nhận. Vì vậy, cha mẹ cần tin tưởng, lắng nghe và làm bạn với con để con có những lựa chọn, định hướng cụ thể trong tương lai. Sự tôn trọng của cha mẹ sẽ giúp các bạn trẻ tự tin hơn. Tuy nhiên mềm mỏng không phải là nuông chiều mà cha mẹ cũng nên cứng rắn trong một số trường hợp để các bạn có thể hình thành tư duy đúng đắn.

Ở độ tuổi này, trẻ dần bắt đầu coi trọng địa vị xã hội. Bạn học sinh THPT thường có xu hướng muốn được mọi người thừa nhận, chấp nhận hay còn gọi là thể hiện bản thân. Khi lớn lên, các em có nhiều cơ hội tham gia vào các mối quan hệ phức tạp và đa dạng hơn, nhiều vai trò xã hội mới xuất hiện mà các em chưa biết. Khi ở độ tuổi này, ban đầu bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ nhất định, có năng lực hành vi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

2. Hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông:

Hoạt động học tập của học sinh phổ thông mang tính định hướng nghề nghiệp nên các bạn có quyền lựa chọn hướng đi tương lai cho mình. Bên cạnh hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng dần dần đóng vai trò lớn hơn. Học sinh trung học tích cực tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao hiểu biết của mình trong đời sống thực tế. Đây cũng là vấn đề được nhà trường rất quan tâm trong giáo dục toàn diện. Vì vậy, khuyến khích các hoạt động xã hội tích cực là cách hữu hiệu để phát triển và hình thành nhân cách tốt cho học sinh.

3. Nhận thức và mức độ tư duy của học sinh Trung học phổ thông: 

Có nhiều loại trí thông minh khác nhau, bao gồm:

– Trí tuệ ngôn ngữ thể hiện qua khả năng ngôn ngữ;

– Trí tuệ logic thể hiện khả năng tư duy logic, khoa học;

– Trí thông minh không gian thể hiện khả năng nắm bắt, tưởng tượng không gian;

– Trí tuệ vận động – trí tuệ của cơ thể;

– Trí tuệ tương tác là khả năng con người tương tác với xã hội;

– Trí thông minh âm thanh thể hiện khả năng âm nhạc;

– Trí tuệ bên trong, sự tự nhận thức.

Mỗi cá nhân có một loại trí thông minh khác nhau, từ đó những tác động đa dạng sẽ kích thích sự phát triển riêng biệt của mỗi cá nhân. Vì vậy, giáo viên cần thực hiện công tác giảng dạy và nắm bắt tâm lý học sinh để có những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh của mình.

Nhận thức của học sinh phổ thông có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, về phạm vi nhận thức.

Phạm vi nhận thức của học sinh phổ thông tương đối rộng, bao quát các nội dung như học tập, các vấn đề xã hội, vấn đề tự nhiên. Tuy nhiên, những nhận thức này vẫn còn tương đối rải rác và kém hệ thống.

Thứ hai, tính độc lập, sáng tạo được thể hiện rõ nét, thể hiện như sau:

– Học sinh có thể nhận thức, đánh giá, thậm chí phê phán một vấn đề;

– Học sinh phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;

– Học sinh không còn tiếp thu kiến ​​thức một chiều mà còn phản biện về tính đầy đủ, đúng đắn của câu trả lời. Vì vậy, học sinh THPT rất thích tham gia nghiên cứu khoa học và sáng tạo ra những phát minh hữu ích cho cuộc sống.

Thứ ba, học sinh THPT đã đạt trình độ phát triển trí tuệ cao. Có thể khẳng định trí thông minh của học sinh phổ thông ngang bằng với người lớn. Trẻ ở độ tuổi này có hoạt động trí tuệ ở mức độ cao hơn so với học sinh cấp hai. Học sinh có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, đặc biệt tư duy là trừu tượng, khái quát ở mức độ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của học sinh ở độ tuổi này vẫn chưa toàn diện và trọn vẹn.

Thứ tư, sự phát triển trí tuệ của học sinh phổ thông có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực sáng tạo. Như đã đề cập ở trên, sự phát triển trí tuệ của trẻ đã đạt đến trình độ cao hơn. Trí tuệ phát triển mạnh mẽ sẽ kích thích trí tò mò, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần nắm bắt đặc điểm phát triển trí tuệ này của học sinh, từ đó phát huy tối đa năng lực của các em.

4. Đời sống tình cảm và nhận thức của học sinh Trung học phổ thông: 

Là một giáo viên THPT, tôi nhận thức rõ ràng rằng mình cần hiểu rõ đặc điểm tâm lý đời sống tình cảm, ý chí của học sinh để có thái độ, cách ứng xử đúng đắn với các em.

Đời sống tình cảm thời trung học bắt đầu xuất hiện những điều mới mẻ và phức tạp hơn. Các mối quan hệ tình cảm phổ biến ở độ tuổi này ở mức độ cao hơn, chẳng hạn như tình bạn hay tình yêu.

– Đời sống tình cảm của học sinh THPT: Ở độ tuổi này, tình cảm của các em rất nhạy cảm, nhu cầu tình cảm rất đa dạng như tình cảm về mặt đạo đức, tình cảm về mặt trí tuệ, tình cảm về mặt tinh thần. Hay những rung động về tình yêu, tình bạn,…Tình bạn là một tình cảm quan trọng và không thể thiếu ở mọi lứa tuổi. Khác với các lứa tuổi khác, tình bạn của học sinh THPT phát triển mạnh mẽ ở cả 3 khía cạnh là mức độ lựa chọn, tính bền vững và sự thân thiết. Việc lựa chọn bạn bè của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi sở thích mà còn xuất phát từ những điểm tương đồng về mục tiêu sống và hoàn cảnh sống. Thông thường, định hướng của các nhóm học sinh THPT phát triển theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Có nhóm bạn chăm chỉ học tập, theo đuổi ước mơ nhưng cũng có nhóm lại có xu hướng ham chơi, tranh giành, thậm chí rơi vào tệ nạn xã hội. Những cảm xúc này được thể hiện đôi khi rất rõ ràng, đôi khi cũng rất mơ hồ. Sự phát triển sinh lý tạo ra sự phân biệt giới tính rõ ràng. Chính vì vậy mà bạn có những tình cảm nhất định với người bạn khác giới. Tình yêu tuổi học sinh rất giản dị và trong sáng. Tình yêu thương có thể thay đổi theo hướng tốt như hình thành kỹ năng chia sẻ, biết yêu thương, quan tâm, cảm thông và giúp đỡ người khác. Hiểu được tâm lý này, giáo viên và phụ huynh cần có sự định hướng, tư vấn phù hợp. Một mặt cần tôn trọng cảm xúc của trẻ, mặt khác cần quan tâm sát sao để trẻ có thể giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện.  

– Đặc điểm nhân cách của học sinh bước đầu hình thành sự tự nhận thức và hình thành cái tôi của mình. Tự nhận thức là khả năng học sinh THPT tự tách mình ra khỏi xã hội, lấy chính mình làm vật so sánh để đánh giá, từ đó hình thành cái nhìn tổng quan về bản thân. Ngoài ra, quá trình hình thành nhân cách còn bao gồm cả việc hình thành cái tôi. Cái tôi được hiểu là thuộc tính cá nhân và thái độ xã hội bao gồm: sự tự nhận thức và cảm xúc của chính mình.

The post Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 1 appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ý nghĩa nhấthttps://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cua-giao-vien-moi-ve-truong-y-nghia-nhat/Sat, 21 Sep 2024 13:28:50 +0000https://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cua-giao-vien-moi-ve-truong-y-nghia-nhat/Bài viết dưới
đây là tổng hợp các mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ý nghĩa nhất.
Bài phát biểu nói lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi được về làm việc giảng dạy
tại một môi trường mới. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

The post Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ý nghĩa nhất appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ý nghĩa nhất:

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Khi những cơn gió se lạnh, cái lạnh đầu thu trở về lan tỏa khắp phố phường. Bầu trời dường như cao hơn, mây trắng, trời xanh và hoa cúc vàng nở rộ trong vườn. Mùa thu đến cũng là lúc tựu trường, một năm học mới bắt đầu. Mùa thu với sắc vàng lãng mạn, với màu áo trắng tinh khôi, với tiếng trống trường rộn rã gắn liền với một thời học trò trong sáng cùng những kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè, dưới mái trường thân yêu. Một mùa thu nữa lại đến với bao ước mong, hẹn hò của mỗi cô cậu học trò.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi có chút bỡ ngỡ và hồi hộp nhưng không giấu được niềm vui và sự tự hào. Trải qua những năm tháng cắp sách đến trường, tôi ngỡ ngàng vì đã rất quen thuộc với không khí của ngày khai giảng. Nhưng buổi tựu trường hôm nay, tôi đã ở một vị thế khác, đã là một cô giáo, không còn là cô học trò ngây ngô nữa.

Đứng trước vai trò mới – người lái đò, tôi luôn ấp ủ trong mình phải tiếp nối truyền thống vẻ vang của nhà trường, tiếp bước các thầy cô đi trước đã truyền lửa, tận tình dìu dắt các thế hệ học sinh mai sau. Hãy chắp cánh cho những ước mơ của con bay cao, bay xa.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhân dân ta tôn thầy cô là “kỹ sư tâm hồn” bởi dạy học không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh đạo lý làm người.

Giữa những hoài niệm trong veo, giữa những bộn bề cảm xúc và suy tư, giữa những gương mặt hân hoan của đàn em trong lễ khai giảng, lòng tôi không khỏi bồi hồi:

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo đó là nghề sạch sẽ nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Nhưng tặng cho đời những đóa hoa thơm”

(Sưu tầm)

Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu, chúc các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh một năm học nhiều thắng lợi. Xin mượn lời bài thơ để nói lên nỗi lòng của cô giáo trẻ:

“Tháng ngày gió ủ sương phơi

Giữ hương cho nhụy gìn đời cho hoa

Tháng năm rồi cũng phôi pha

Thẳm sâu bất tận tình ta với nghề”

2. Bài phát biểu của giáo viên mới về trường hay nhất:

– Kính thưa quý vị đại biểu.

– Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho các thầy cô giáo mới của trường phát biểu cảm nghĩ của mình trong buổi lễ khai giảng long trọng này.

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã soi đường dẫn lối cho tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Thưa thầy cô, đối với tôi, những ngày còn đi học, tôi cảm nhận được sự hi sinh vất vả của thầy cô và chính điều đó cho tôi thêm động lực và quyết tâm theo nghề giáo.

Và hôm nay, với tư cách là một giáo viên mới, bước vào một ngôi trường mới khang trang. Chúng tôi không khỏi hoang mang, lo lắng. Một lần nữa, thầy cô là người ở bên cạnh hướng dẫn, chỉ bảo cho chúng tôi. Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều đồng nghiệp nhiệt tình, luôn sẵn sàng giúp đỡ. Và điều tuyệt vời nhất đối chính là sự kính trọng, yêu thương mà các em học sinh dành cho chúng tôi. Tuy chưa đứng trên bục giảng để trực tiếp dạy dỗ các em. Nhưng các em rất ngoan ngoãn và lễ phép, những cái gật đầu chào thầy, chào cô khiến chúng tôi cảm thấy gắn bó với nghề và cảm thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Sau hai tuần làm quen với trường, với lớp, thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để chúng tôi làm quen với nhịp sống và cảm nhận được sự thân thiện nơi đây. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua sự đoàn kết của thầy cô và toàn thể các em học sinh trong toàn trường để mang lại sự thành công cho lễ khai giảng ngày 5 tháng 9 của chúng ta. Chính những tình cảm đó của nhà trường đã làm cho chúng tôi cảm nhận được không khí gia đình tại ngôi trường cấp 3 … thân yêu.

Giờ đây, tôi được đứng ở đây với tư cách là một giáo viên mới của trường THPT…., tôi thấy mình có trách nhiệm và phải cống hiến hết sức mình cho sự thành công của năm học này và những năm tiếp theo. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức trong công tác giảng dạy và làm tốt các phong trào, hoạt động của nhà trường đưa ra.

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu và quý thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe. Chúc các em học sinh năm học mới gặt hái được nhiều thành tích tốt và chăm ngoan.

3. Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ấn tượng nhất:

– Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý

– Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Hôm nay, với tư cách là một giáo viên mới của trường, tôi rất vinh dự được nói lên những cảm nghĩ của mình trong buổi lễ khai giảng long trọng này.

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đến quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh và lời chào trân trọng nhất.

– Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh. Tôi được cấp trên phân công công tác tại đơn vị trường tiểu học……… thời gian đầu nhờ được sự quan tâm động viên, hướng dẫn và được sự tin yêu của lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo và các em học sinh ……… đã tạo cho tôi niềm đam mê, hứng thú trong công việc, làm cho tôi cảm thấy ngôi trường Tiểu học ………… này ngày càng gần gũi hơn.

Giờ đây, với tư cách là một giáo viên mới của trường, tôi thấy mình có trách nhiệm đóng góp sức mình cho sự thành công của năm học này và những năm tiếp theo. Tôi xin hứa sẽ cố gắng, cống hiến hết mình trong công tác chuyên môn. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tất cả vì học sinh thân yêu và làm tốt công tác phong trào, hoạt động của nhà trường. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành trong xã và toàn thể các thầy cô giáo trong trường để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình trong năm học này và những năm tiếp theo.

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe. Chúc các em học sinh năm học mới gặt hái nhiều thành công, chăm ngoan học giỏi. Chúc buổi lễ khai giảng thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn.

4. Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ngắn gọn nhất:

Kính thưa cô giáo chủ nhiệm

Kính thưa toàn thể các em học sinh thân mến!

Để đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và hoàn thành chương trình giáo dục, đào tạo tại trường ….. – …., hôm nay chúng em rất vinh dự và tự hào khi được Ban giám hiệu nhà trường ……. phân công làm giáo viên chủ nhiệm của lớp mình.

Trước hết, em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác đến cô giáo chủ nhiệm. Chúc các em học sinh học tập tốt và đạt nhiều thành tích trong năm học này.

Tại trường ………., chúng em đã được bồi dưỡng kiến ​​thức, nhưng kiến ​​thức thôi chưa đủ, việc biến kiến ​​thức đã học thành kỹ năng là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, để thực sự trở thành một giáo viên giỏi, chúng em cần được đào tạo trong một môi trường đầy đủ kiến ​​thức và kỹ năng. Và hôm nay, chúng em đứng đây với tư cách là những giáo viên thực tập.

Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hỗ trợ nhiệt tình từ phía cô giáo chủ nhiệm và sự giúp đỡ, ủng hộ từ các em học sinh.

The post Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ý nghĩa nhất appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên ý nghĩa nhấthttps://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-so-ket-hoc-ky-1-cua-giao-vien-y-nghia-nhat/Sat, 16 Nov 2024 09:03:44 +0000https://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-so-ket-hoc-ky-1-cua-giao-vien-y-nghia-nhat/Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên ý nghĩa nhất được
chúng mình tổng hợp dưới đây. Hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các bạn lựa chọn được
mẫu bài phát biểu phù hợp nhất. Cùng tham khảo nhé.

The post Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên ý nghĩa nhất appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Sơ kết học kỳ 1 nhằm mục đích gì?

Việc sơ kết học kì 1 và thống kê kết quả học tập, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ những tồn đọng trong báo cáo kết quả học tập cuối học kì 1 của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng, kết quả dạy học trong nhà trường. Qua đó đề ra những phương hướng, biện pháp đúng đắn để khắc phục những tồn đọng trong học kì trước về đề ra phương hướng mới cho Học kỳ II năm học.

2. Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên ý nghĩa nhất:

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô!

Kính chào tất cả các em học sinh thân mến!

Vậy là nửa chặng đường của học kì I năm học 20…- 20… đã trôi qua nhanh chóng, và giờ là thời khắc thầy và trò Trường XX ngồi lại và tổng kết những hoạt động của học kỳ vừa qua. Trong buổi lễ tổng kết này, tôi rất vinh dự được đại diện cho tập thể giáo viên toàn trường, phát biểu cảm nghĩ của mình.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô!

Thưa toàn thể các em học sinh thân mến!

Có thể nói học kì I năm học 20… là một năm có nhiều dấu ấn đối với mái trường chúng ta. Nổi bật nhất là các em học sinh đã có một ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp, đủ phòng học và đầy đủ trang thiết bị. Với cơ sở vật chất như vậy, chúng ta có thể hy vọng vào một kết quả học tập đáng mơ ước. Nhưng một thực tế phũ phàng là trong học kỳ vừa qua, kết quả học tập của học sinh không được như mong đợi (có thể đưa ra số liệu cụ thể). Là một giáo viên tôi rất buồn với kết quả này, dù đó là kết quả thực tế nhưng mỗi chúng ta hãy lấy đó làm bài học để nhắc nhở bản thân. Đừng nản lòng trước những thất bại đó, hãy chăm chỉ học tập và tuyệt đối đừng chủ quan. Và các em cũng nên biết rằng, chính sự nỗ lực của các em là động lực lớn nhất để các thầy cô tiếp tục trau dồi kỹ năng giảng dạy và đưa những con thuyền tri thức cập bến.

Các em học sinh thân mến!

Có câu nói rằng: “Bước trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thật vậy, ở đời ít ai đạt được thành công mà không phải trải qua gian khổ, khó khăn và không ai đạt được thành công mà không phải “đổ mồ hôi nước mắt”. Sự chăm chỉ luôn là yếu tố quan trọng nhất dẫn chúng ta đến con đường thành công một cách nhanh chóng. Cần phải nói thêm, những bạn đạt học sinh khá, giỏi của trường ta trong học kỳ 1 vừa qua là minh chứng, kết quả các bạn đạt được là sự đánh đổi của cả một quá trình rèn luyện. Thành quả ấy có bóng dáng của cha mẹ giúp đỡ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, sự quan tâm của các cấp các ngành và đặc biệt là sự kiên định, chịu khó của chính bản thân các em. Qua đây, tôi hy vọng rằng tất cả các học sinh của chúng tôi, vào cuối năm học, sẽ đều có kết quả học tập tuyệt vời như vậy.

Các em học sinh thân mến!

Một năm cũ đã qua, mùa xuân hân hoan đang đến, học kỳ 2 của năm học 20…- 20… cũng đã bắt đầu, mong rằng sang năm mới các em sẽ vững tin hơn, chăm chỉ hơn, học tập tốt hơn và kết quả cuối năm sẽ cao hơn. Nhân dịp năm mới, tôi cũng xin kính chúc các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an khang thịnh vượng.

3. Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên hay nhất:

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh thân mến.

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào tiếng trống khai trường đầu tiên chào đón năm học mới vang lên, nhưng hôm nay một học kỳ đã kết thúc. Cũng như mọi năm, vào dịp này trường ta tổ chức lễ tổng kết học kỳ I và năm nay, tôi xin phép quý thầy cô có đôi lời bày tỏ:

Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý vị đại biểu đã về dự giờ cùng thầy và trò nhà trường trong buổi lễ hôm nay.

Thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các em học sinh

Tuy mới bước qua nửa chặng đường đầu tiên của năm học này nhưng thầy và trò chúng ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, chưa bao giờ chúng ta bị nhụt chí, mà càng khó khăn, thầy và trò chúng ta càng cố gắng rèn luyện hết sức mình, phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên, đưa kết quả giáo dục của học sinh toàn trường tiến bộ mỗi ngày. Mỗi người thầy, người cô trong trường đều nỗ lực và luôn mang trong mình sứ mệnh chăm lo giáo dục để các em học sinh được dạy dỗ tốt nhất, trở thành những công dân tốt, những người có tri thức và góp phần giúp ích cho xã hội mai sau. Và để có được kết quả xứng đáng như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các đoàn thể, của lãnh đạo nhà trường, sự đóng góp công sức của thầy cô và của toàn bộ học sinh trong toàn trường. Bên cạnh đó còn có sự động viên, quan tâm chăm sóc từ phía gia đình của các em học sinh, là nguồn động lực to lớn thúc đẩy các em ngày càng tiến bộ. Vì vậy, nhân dịp lễ tổng kết học kỳ I này, tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh đã phối hợp chặt chẽ để chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong học kì này.

Không khí xuân đã tràn ngập từ thành phố đến nông thôn, nhân dịp bước vào học kì mới, tôi cũng xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em học sinh dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an khang thịnh vượng, để cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong kì học tới.

4. Hướng dẫn cách viết một bài phát biểu ấn tượng:

Để viết một bài phát biểu ấn tượng, cần lưu ý các bước như sau:

Bước 1: Lập dàn ý cho bài phát biểu:

Xác định chủ đề cho bài phát biểu của bạn. Chọn một bộ chủ đề tập trung thay vì nhiều chủ đề. Cũng giống như chủ đề của một bài luận, những gì bạn nói cần phải gắn liền với chủ đề chính.

Xác định khán giả. Bạn sẽ nói chuyện với trẻ em hay người lớn? Khán giả là những người chưa biết gì về chủ đề bạn sắp nói hay họ là những chuyên gia trong lĩnh vực đó? Làm quen với người nghe sẽ giúp bạn chuẩn bị bài phát biểu với phong cách phù hợp.

Xem xét bối cảnh. Bạn sẽ nói chuyện trước một nhóm nhỏ hay trình bày trước một lượng lớn khán giả? Bài phát biểu của bạn có thể không trang trọng trước một nhóm nhỏ, nhưng nó cần được viết theo phong cách trang trọng hơn nếu bạn nói trước một lượng lớn khán giả.

Bước 2: Viết bài phát biểu:

Viết những câu đơn giản và ngắn gọn về chủ đề mà bạn phát biểu. Cố gắng viết điều gì đó gây ấn tượng mạnh với khán giả để bạn thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu.

Quyết định viết ra toàn bộ bài phát biểu hoặc chỉ viết dàn ý trên giấy ghi chú.

Chuẩn bị tài liệu phát cho khán giả (nên có số liệu chính xác, chi tiết). Bằng cách này, bạn có thể gói gọn những điểm quan trọng nhất trong bài phát biểu của mình, đồng thời cung cấp cho khán giả số liệu chi tiết hơn để họ có thể lưu lại sau này.

Bước 3: Hoàn thành bài phát biểu:

Sau khi viết xong, chúng ta cần rà soát lại lần nữa để kiểm tra lỗi sai và hoàn chỉnh.

The post Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của giáo viên ý nghĩa nhất appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài tham luận công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trườnghttps://luatduonggia.vn/bai-tham-luan-cong-tac-xay-dung-co-so-vat-chat-nha-truong/Sat, 21 Sep 2024 13:22:05 +0000https://luatduonggia.vn/bai-tham-luan-cong-tac-xay-dung-co-so-vat-chat-nha-truong/Bài tham luận về xây dựng cơ sở vật chất trường học là Đề tài
nêu hiện trạng cơ sở vật chất của nhà trường từ đó đưa ra giải pháp xây dựng cơ
sở vật chất khang trang, sạch đẹp hơn để phục vụ tốt cho việc dạy và học. Cùng tham
khảo bài viết của chúng mình để nắm bắt rõ hơn nhé.

The post Bài tham luận công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Khái niệm bài tham luận là gì?

Tham luận là dạng bài văn nghị luận, dùng để nêu quan điểm của người viết với những dẫn chứng, lập luận xác đáng nhằm cung cấp những thông tin quan trọng nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà mình cần lập luận. Tham luận là hình thức người viết cung cấp thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội nào đó.

Người viết tham luận sẽ đưa ra những yêu cầu, kiến nghị và giải pháp để có thể phân tích hoặc bổ sung, phản ánh một vấn đề xã hội, bài tiểu luận thường được trình bày trong hội thảo hoặc hội nghị, trình bày dưới phần báo cáo nhưng nội dung thường không quá dài so với các bài khác báo cáo luận văn chuyên sâu.

Bài tham luận chính là một bài viết được viết với cấu trúc quy định để tham gia một hội thảo, hội nghị để thảo luận về một vấn đề nào đó hoặc đóng vai trò phát biểu dưới dạng một bài báo, bạn có thể đưa vào đó trạng thái, ưu điểm và nhược điểm của vấn đề để bác bỏ hoặc đồng tình. Sau đó đưa ra các giải pháp để giải quyết tình trạng đang diễn ra.

2. Bài tham luận công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường:

Kính thưa đoàn Chủ tịch!

Kính thưa Các vị Đại biểu!

Kính thưa Đại hội!

Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi tới Đoàn chủ tịch, các vị đại biểu và toàn thể đảng viên trong chi bộ lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất, chúc Đại hội của chúng ta thành công tốt đẹp.

​Kính thưa Đại hội!

Qua báo cáo và định hướng mà đồng chí Phó Bí thư đã nêu trước Đại hội. Bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với báo cáo và phương hướng đã nêu. Cá nhân tôi xin bổ sung một vài ý kiến nhỏ cho phần định hướng, cụ thể như sau:

1. Như chúng ta đã biết, GDMN trong những năm gần đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, đặc biệt là chế độ chính sách và đời sống cho cán bộ – giáo viên – nhân viên chuyên ngành mầm non đã được đổi mới rõ nét. Giáo viên – nhân viên chúng tôi đã được hưởng lương theo quy định của Thành phố và còn được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Nhưng với mặt bằng chung của xã hội, mức thu nhập của giáo viên mầm non nước ta còn rất khó khăn và thấp, thời gian dành cho các bé trên ghế nhà trường là quá nhiều. Mức lương bình quân như vậy so với thời gian chúng tôi bỏ ra còn rất thấp, vẫn còn một số chị em trong trường rất băn khoăn và chưa thực sự hài lòng với công việc của mình.

Vì vậy, bản thân tôi cũng như một số đồng chí Đảng viên khác trong chi bộ, có ý kiến đề nghị với BCU, BGH nhà trường cần có kế hoạch đầu tư và tiếp tục tham gia xây dựng cơ sở vật chất cùng với UBND huyện, UBND Thành phố, Đảng ủy xã tiếp tục quan tâm đến đời sống của cán bộ – giáo viên – nhân viên để chị em yên tâm hơn, tiếp tục công tác tốt. Cụ thể:

Tiếp tục đề xuất UBND quận, Thành phố có chính sách ưu tiên và tiếp tục xét tuyển dụng viên chức đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên theo diện đề án giáo dục của Thành phố đề ra. Đồng thời, cần có chế độ khuyến khích cho giáo viên – nhân viên trong các dịp lễ, tết trong năm, cần xây dựng chính sách khen thưởng rõ ràng theo từng tháng, học kỳ, năm học để khuyến khích và động viên giáo viên – NV được nhiệt tình, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao. Còn những cá nhân vi phạm quy chế chuyên môn, nếu phát hiện cần có biện pháp xử lý nghiêm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

2. Đối với giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, có con nhỏ đi học cần ưu tiên hơn nữa, tạo điều kiện để chị em tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên đây là ý kiến của riêng tôi, đồng thời là ý kiến của một số Đảng viên khác của Đảng bộ. Vì vậy, rất mong BCU, BGH nhà trường cần xây dựng kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể hơn nữa để tiếp tục quan tâm đến nguyện vọng, đời sống tinh thần của CB – NV trong toàn trường.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc Đoàn chủ tịch, các vị khách quý và toàn thể Đại hội sức khỏe, thành đạt, gia đình hạnh phúc.

Chúc Đại hội thành công rực rỡ.

Xin trân trọng cảm ơn!

3. Bài tham luận công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường chuẩn nhất:

Kính thưa toàn thể hội nghị!

Trước tiên, tôi xin gửi đến toàn thể các vị đại biểu, các vị khách quý và các vị lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong toàn trường lời chúc sức khỏe và thành công tốt đẹp của hội nghị.

Tiếp theo, tôi xin báo cáo tham luận của mình tại hội nghị về chủ đề “Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học.”

Kính thưa các vị đại biểu!

Kính thưa toàn thể hội nghị!

Như chúng ta đã biết, việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, phòng học khang trang cũng góp phần quan trọng vào chương trình giáo dục của nhà trường. Thực tế cho thấy, ở đâu có cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch sẽ thì chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động khác trong nhà trường sẽ được nâng cao và tăng lên rõ rệt.

Trường Tiểu học An Tường là một trong những trường trọng điểm trong dự án cải tạo của UBND huyện. Cơ sở vật chất đã được cải tạo khang trang, sạch đẹp. Nội thất trường học đã được trang bị mới cho học sinh. Học sinh có đủ phòng học để học tập. Đặc biệt, mỗi lớp học đều được trang bị máy chiếu nhằm phục vụ tốt cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhà giáo dục thể chất năm ngoái còn bị bong tróc và có hiện tượng sụt lún thì giờ đã được tu sửa lại sạch đẹp. Ngoài ra, khu vực nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh đã được sửa chữa kịp thời. Nhờ công tác xã hội hóa giáo dục, mỗi phòng học được trang bị 2 máy điều hòa, nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong những ngày nắng nóng.

Tuy nhiên, Trường Tiểu học An Tường vẫn gặp một số khó khăn nhất định như sau:

Đối với khu vực A, mặc dù các dãy trường học đã được điều chỉnh nhưng diện tích các phòng học rất chật hẹp. Bàn ghế học sinh phải kê sát bục giảng, phòng học khá chật khiến cho học sinh học tập, hoạt động ngoại khóa gặp nhiều khó khăn.

Khu vực nhà vệ sinh A đã đưa vào sử dụng nhưng chỉ được trong thời gian ngắn lại bị tắc cống, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của học sinh.

Đối với khu vực B, nhà vệ sinh đã được xây dựng nhưng thi công quá xa lớp học, học sinh phải đi vệ sinh qua một khoảng sân rộng, dẫn đến không đảm bảo việc học tập của học sinh. Đường dân sinh đi qua sân trường nên hàng rào bao quanh tại điểm trường 2 chưa khép kín, có xe máy, ô tô chạy qua, rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của học sinh và giáo viên bất cứ lúc nào và cũng gây khó khăn cho công tác bảo vệ, quản lý tài sản của nhà trường.

Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Để đáp ứng công tác triển khai chương trình và cũng để đảm bảo an toàn trong giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, quản lý cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2023-2024 và những năm học tiếp theo. Dựa trên các thống kê thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường, tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp để khuyến khích xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học như sau:

Biện pháp 1: Có phương án điều chỉnh để đảm bảo an toàn đường dân sinh cho học sinh và đảm bảo cơ sở vật chất của trường.

Biện pháp 2: Tham mưu với chính quyền các cấp để xây dựng hàng rào tại địa điểm trường 2 nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.

Biện pháp 3: Bảo vệ và giáo viên trực nhắc nhở phụ huynh không vào sân trường để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh.

Biện pháp 4: Sửa chữa khu vực nhà vệ sinh khi bị hư hỏng.

Trên đây là một số ý kiến ​​nhỏ của tôi trình bày tại buổi tham luận về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tôi mong nhận được ý kiến ​​đóng góp của các vị đại biểu, các đồng chí cán bộ công nhân viên chức để bản tham luận của tôi được hoàn thiện và chỉn chu hơn. Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể các vị đại biểu, các vị khách quý, các đồng chí tại hội nghị sức khỏe, hạnh phúc. Chúc mừng Đại hội thành công tốt đẹp!

The post Bài tham luận công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài phát biểu của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trườnghttps://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cua-hieu-truong-trong-dai-hoi-chi-doan-truong/Sat, 21 Sep 2024 13:16:40 +0000https://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cua-hieu-truong-trong-dai-hoi-chi-doan-truong/Bài viết dưới đây là Bài phát biểu
của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trường hay nhất. Cùng tham khảo bài viết
của chúng mình để lựa chọn được bài phát biểu ấn tượng trong ngày Đại hội chi đoan
trường nhé.

The post Bài phát biểu của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trường appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Bài phát biểu của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trường:

Thưa quý vị!

Kính thưa toàn thể đại hội

Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc đại hội thành công tốt đẹp!

Các đồng chí

Trong báo cáo chính trị của Nhà trường, tôi hoàn toàn nhất trí với các đồng chí, báo cáo đã nêu những kết quả đạt được, tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. kinh nghiệm; Đồng thời, các đồng chí cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém, yếu kém cần khắc phục, sửa chữa.

Tất cả những điều đó đã khẳng định sức trẻ, vai trò tiên phong và bản lĩnh cách mạng của đồng chí. Thay mặt chi bộ, Ban giám hiệu, tôi ghi nhận và biểu dương những thành tích mà các đồng chí đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.

Kính thưa Quốc hội!

Năm học … là năm học tiếp tục thực hiện công tác “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Ngành Giáo dục cần đổi mới, đẩy mạnh công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh thi đua “Ngày tốt – Học tốt” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện tốt nhiệm vụ này. chủ đề năm học.

Trước một năm học có nhiều ý nghĩa, hơn bao giờ hết, vai trò của đoàn viên thanh niên càng phải được phát huy và thể hiện, xung kích thế mạnh của mình.

Để làm tốt sứ mệnh của tuổi trẻ, tôi đề nghị đồng chí thực hiện một số việc sau:

Thứ nhất: Chính niệm

Công việc rất quan trọng vì suy nghĩ quyết định hành động và lối sống của mỗi người. Là đoàn viên thanh niên, chúng ta cần: “Truyền đạt lý tưởng cộng sản của Đảng và Bác Hồ vĩ đại”. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đổi mới Nhà trường phát triển bền vững, phù hợp với sự nghiệp đổi mới chung của đất nước. Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần rèn luyện và phấn đấu thực hiện những nội dung “Nên – Không nên” sau:

Nên: Đình công; trách nhiệm; Khung mẫu; trung thực; Sáng tạo; Thân thiện; Thường xuyên học tập; Tích cực rèn luyện kỹ năng.

Không nên: Nói bậy; Làm việc theo hình thức, đối phó; quan liêu; Thiếu void và không yêu cầu; Không thể đặt tên; Thiếu đoàn kết; Thiếu ý chí chiến đấu; Thiếu chuẩn mực trong cuộc sống.

Thứ hai: Công tác chuyên mô

Nói đến Nhà trường trước hết phải nói đến nhiệm vụ Giáo dục – Đào tạo nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của người học, đây là nhiệm vụ chính của cả thầy và trò. Đoàn viên là giáo viên cần thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để khi nhìn lại thấy mình trưởng thành hơn những ngày qua, tự tin hơn khi đứng trên giảng đường. Trong một môi trường đào tạo uy tín với quy mô và chất lượng sinh viên như trường ta hiện nay, giáo viên càng cần phải năng động, sáng tạo để có thể thực hiện tốt nhất sự tương tác giữa thầy và trò. Ngoài ra, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để phát triển năng lực cá nhân trong thời đại hội nhập quốc tế ngày nay.

Đối với đoàn viên sinh viên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là học tập, rèn luyện, rèn luyện tài năng. Để đạt kết quả cao trong học tập, phát triển năng lực và nhân cách, học sinh phải say mê học tập, cần cù, chăm chỉ tìm tòi phương pháp học tập tốt phù hợp với năng lực của mình. bản thân. Bên cạnh đó, việc rèn luyện để trở thành con người phát triển toàn diện, rèn luyện nhân cách, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cần được quan tâm thường xuyên.

Thứ ba: Bám sát đường lối tổ chức và hoạt động của BCH chi đoàn – BCH các đoàn thể.

Ban chấp hành liên đoàn, ban chấp hành liên đoàn phải thực hiện hoạt động theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách” được ghi trong Điều lệ đoàn; cần có sự phân công, phân công trách nhiệm rõ ràng và phải đồng tâm hiệp lực – tránh tình trạng bầu thì đông đủ đoàn viên nhưng khi hoạt động lại không tốt, muốn làm tốt công tác Đoàn thì tham lam, hấp tấp.

Bốn là: Công tác xây dựng Đội và tham gia xây dựng Đảng

– Tiếp tục triển khai các hoạt động đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đoàn viên và sinh hoạt chi đoàn, nhất là cấp chi đoàn. Tập trung củng cố tổ chức.

– Thống nhất quy trình, tiêu chí đánh giá, xếp loại chi đoàn, đoàn viên phù hợp với tình hình thực tế ở trường mình. Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của đoàn, kịp thời chấn chỉnh những sai sót xảy ra, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mỗi đoàn viên thanh niên và của chi đoàn.

– Tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, đoàn thể phù hợp với cấp mình. Định kỳ trong mỗi học kỳ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn cho đội ngũ cán bộ Đoàn.

– Phối hợp với chi bộ theo dõi, đánh giá, nhận xét Đoàn viên cuối mỗi học kỳ, tổ chức bình xét giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.

Thứ năm: Công việc tình nguyện

– Nhiệm vụ của …… năm cũng là phát huy vai trò xung kích tình nguyện, chung tay vì cộng đồng.

– Trong những năm qua, đoàn thanh niên trường ta đã tích cực tham gia nhiều hoạt động tình nguyện. Trong thời gian tới, tổ chức Đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tình nguyện tan chảy chiều sâu.

​ Thưa quý vị!

Công cuộc đổi mới hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam, bài hát cũng muôn hình vạn trạng. Điều đó đòi hỏi tổ chức Đoàn phải thực sự là tổ chức của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên; là hạt nhân tập hợp sức mạnh đoàn kết thanh niên, là người bạn thân thiết đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, quê hương Hà Tĩnh nói riêng.

Lãnh đạo nhà trường mong rằng kết quả của Đại hội và các sự kiện văn nghệ của Đại hội là sự kết tinh trí tuệ của một tập thể vững mạnh, sẽ là động lực trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đoàn trường. trong thời gian để đi thời đại. Bên cạnh đó, với kết quả bầu cử hôm nay, chúng ta sẽ bầu ra Ban chấp hành mới, với những người tâm huyết với công tác đoàn và phong trào thanh niên, năng động, sáng tạo trong các hoạt động sẽ là yếu tố quan trọng quyết định. Phong trào của trường ta đã phát triển lên một tầm cao mới trong nhiệm kỳ……..

Xin chào các bạn

Trong thời gian qua, Đoàn trường…….. thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn. Quận …….. Nhân dịp này, cho phép tôi thay mặt cho cấp ủy và các thầy cô giáo nhà trường bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm đó, và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đoàn cấp trên.

Mong rằng: Với tinh thần của tuổi trẻ, với tất cả những kiến thức và hành trang mà các em đã được trang bị, các em sẽ hoàn thành sứ mệnh tổ chức giao cho! Tôi và tập thể Đảng ủy BGH luôn đồng hành, sát cánh cùng các đồng chí!

Cuối cùng, một lần nữa kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và quyết thắng! Chúc đại hội thành công

Cảm ơn rất nhiều!

2. Bài phát biểu của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trường hay nhất:

Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý!

Kính thưa Đại hội!

Tôi rất vui mừng, phấn khởi nghe Đoàn chủ tịch Đại hội trình bày báo cáo tổng kết công tác Đoàn nhiệm kỳ ……. và phương hướng chỉ tiêu nhiệm kỳ tới. Báo cáo đã khái quát những thành tích nổi bật của Công đoàn và nhà trường trong nhiệm vụ vừa qua đồng thời thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ. Đồng chí Mặt Chi Bộ, tôi nhiệt liệt biểu dương những kết quả tốt đẹp mà Công đoàn nhà trường đã đạt được trong nhiệm kỳ qua

Kính thưa Đại hội!

Tôi đánh giá cao và ghi nhận sự cố gắng của Ban Chấp hành Đại hội trong việc chuẩn bị văn kiện và nhân sự cho Đại hội. Những thành tích đã được trình bày trên báo chính trị tại Đại hội, những kết quả hoạt động tốt của tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ qua cần phát huy trong nhiệm kỳ tới. Trong nhiệm kỳ …., Công đoàn nhà trường cần phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hoàn thành xuất sắc phương hướng, chỉ tiêu Đại hội đề ra. Thay mặt Đảng ủy, tôi đề nghị Ban chấp hành công đoàn, Công đoàn nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: cấm công đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo của chi bộ, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp uỷ. công đoàn cấp trên.

Hai là: Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu, các đoàn thể, tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác chuyên môn, kiểm tra nội bộ, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ báo cáo công khai. và chức năng giám sát. Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên công đoàn. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham ô, lãng phí trong công việc, thờ ơ trước khó khăn của đồng nghiệp và học sinh.

Ba là: Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động đoàn viên “Học tập tấm gương, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự giác, tự giác”. học tập và sáng tạo”, cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực, phong trào “Hai tốt”, phong trào “Phụ nữ hai tốt”… Các hoạt động của nhà trường và công đoàn phải có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội công đoàn đề ra.

Thứ tư: Mỗi công đoàn viên cần rèn luyện, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, xây dựng quy tắc ứng xử của nhà giáo, phấn đấu trở thành người giáo viên mẫu mực trước học sinh, ứng xử với mọi người thường xuyên học tập nâng cao hiệu quả công việc. trình độ chuyên môn cao, phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh xuất sắc, xây dựng tập thể lao động xuất sắc.

Thứ năm là: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đánh giá khách hàng thông qua các hoạt động của đoàn thể, kịp thời phát hiện những gương người tốt, việc tốt, nhân tố điển hình đề xuất với hội đồng thi đua khen thưởng, phong trào thi đua.

Kính thưa Đại hội!

Từ Đại hội này, những nhiệm vụ mới tiếp tục đặt ra cho BCH đoàn trường, những khó khăn, thách thức và cơ hội, đòi hỏi mỗi đoàn viên phải nỗ lực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Với chủ đề “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm” với bản lĩnh kiên định, kiên cường của giai cấp công nhân, truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, tôi tin tưởng rằng nhiệm vụ mà Đại hội đề ra. Hôm nay sẽ là một thành công lớn.

Xin cảm ơn quý vị đại biểu, quý khách hàng đã đến tham dự và chúc mừng đại hội. Đồng chí giáo viên cùng nhà trường xin kính chúc các đồng chí đại biểu, các đồng chí trong công đoàn nhà trường dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn!

3. Cách để viết một bài phát biểu hay:

-Lập dàn ý cho mẫu bài phát biểu

Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch cho bài phát biểu của bạn là chọn mẫu bài phát biểu phù hợp, chọn đúng chủ đề và xác định ai sẽ nghe bài phát biểu của bạn. Xác định đối tượng trung bình giúp bạn chọn phong cách trình bày phù hợp hơn.

-Viết bài phát biểu

+Viết phần mở đầu

Phần mở đầu vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định người nghe sẽ có ấn tượng tốt hay bình luận gì về câu nói của bạn. Chính vì vậy ngay từ đầu, bạn cần tạo sự kết nối với người nghe bằng cách thể hiện những khía cạnh, cái tôi của bản thân. Bạn có thể sử dụng những câu trích dẫn hoặc gây chú ý ở phần mở đầu để tạo niềm tin cho người nghe. Tuyệt đối không sử dụng những câu nói sáo rỗng, thiếu chân thực và sáo rỗng.

​+Viết phần thân bài

Ở phần thân bài, bạn cần đưa ra ít nhất 3-5 luận điểm để hỗ trợ cho thông điệp và chủ đề mà bạn muốn thể hiện. Đối với mỗi lập luận, cũng phải có bằng chứng cụ thể để hỗ trợ cho quan điểm đó. Để chọn luận điểm nhanh

+Viết phần kết luận

Ở phần kết luận này, bạn cần tóm tắt tất cả những gì đã nói với lời khẳng định mạnh mẽ nhất. Phần kết luận hoàn hảo trong bài phát biểu cần khiến khán giả phải suy nghĩ hoặc thắc mắc. Điều quan trọng là phải nhắc lại điểm chính và thông điệp bạn muốn truyền tải để khán giả có thể bao quát toàn bộ bài phát biểu của bạn.

The post Bài phát biểu của Hiệu trưởng trong Đại hội chi đoàn trường appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay, được sử dụng nhiềuhttps://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cam-on-nha-tai-tro-hay-duoc-su-dung-nhieu/Sat, 21 Sep 2024 13:03:00 +0000https://luatduonggia.vn/bai-phat-bieu-cam-on-nha-tai-tro-hay-duoc-su-dung-nhieu/Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay, được sử dụng nhiều được trình
bày bởi đại diện cơ quan, tổ chức được nhận tài trợ, qua bài phát biểu này, họ
gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc tới những nhà hảo tâm đã ủng hộ cho một dự án hoặc sự kiện, chương trình,
quỹ khuyến học..... Cùng theo dõi bài viết của chúng mình để nắm bắt rõ nhé.

The post Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay, được sử dụng nhiều appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ là gì?

Bài phát biểu cảm ơn là một bài nói chuyện ngắn được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn đối với một tổ chức, cá nhân hoặc công ty đã tài trợ cho một dự án hoặc sự kiện. Bài phát biểu quan trọng này thường được tổ chức vào cuối một sự kiện hoặc dự án, để thể hiện sự kích thích và vinh danh nhà tài trợ đã góp phần vào sự thành công của dự án. Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ thường bao gồm lời cảm ơn, lời khen ngợi tích cực và lời khen ngợi đối với sự đóng góp của nhà tài trợ, lời tạm biệt và lời cảm ơn trở lại.

​2. Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay, được sử dụng nhiều:

Xin chào các nhà hảo tâm!

Tập thể thầy và trò nhà trường xin gửi tới các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các nhà hảo tâm đã giành cho nhà trường những tình cảm và những việc làm cao cả giúp nhà trường vượt qua khó khăn trong rèn luyện, giáo dục học sinh.

Kính thưa toàn thể các đồng chí: Trường .. được tách ra từ trường cấp 3…….. theo quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2004 của UBND huyện Tuần Giáo với quy mô …. lớp – …… học sinh, năm…… trường được thành lập chương trình…… đầu tư xây dựng…… phòng học kiên cố phục vụ dạy học; năm……..chương trình…….xây dựng……phòng của Ban Giám đốc để phục vụ công tác quản lý. Giai đoạn ……… dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành giáo dục và đào tạo huyện Tuần Giáo, nhận thức đầy đủ về việc giáo dục con em đồng bào các dân tộc và sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, nên các quy mô trường lớp và học sinh không ngừng tăng lên. Năm học … trường được đổi tên thành trường Phổ thông Dân tộc bán trú ……, trường có …… lớp – ……học sinh gồm ……trẻ em được hưởng chế độ bán trú. Nhà trường đã vận động phụ huynh xây dựng ..phòng bán trú tạm cho ..các em học bán trú tại trường. Năm học …. quy mô trường gồm …. lớp – ….. học sinh, gồm …… bán -ổn định học sinh. Để đáp ứng nhu cầu trường PTDTBT trong tháng 1…. UBND huyện Tuần Giáo đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Điện Biên đầu tư xây dựng …. phòng học và các phòng chức năng; ……phòng nội trú ….phòng phục vụ giáo viên. Trong khi chờ tỉnh phê duyệt, nhà trường có thể tổ chức bữa cơm có thịt để đưa bài, hình ảnh về những khó khăn của nhà trường và kêu gọi sự chia sẻ, giúp đỡ.

Nhà trường được các cá nhân và mạnh thường quân tổ chức, các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng mới khu ….nhà ở và phòng y tế với diện tích …..m2; chỉnh sửa ….. nhà và bếp diện tích ….m2 với số tiền hỗ trợ là …. triệu đồng là nguồn kinh phí chính để xây dựng, chỉnh sửa. Ngoài ra, các nhà hảo tâm đã mua tặng các em giường tầng, chăn màn, quần áo và nhiều vật dụng cá nhân phục vụ học tập, sinh hoạt. Để công tác thi công được thuận lợi, nhà trường đã vận động phụ huynh có nguyện vọng đóng góp về mặt bằng thi công công trình; Đào san lấp mặt bằng góp phần làm cây chống đỡ giúp chủ thầu thi công. Sau hơn 3 tháng thi công, công trình gần như đã hoàn thành giúp các em học sinh nội trú có chỗ ngủ an toàn, sạch sẽ về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, xóa bỏ khó khăn về chỗ ở. Đến trường, các bạn có thể yên tâm về kết quả học tập, được nhà trường tạo điều kiện xóa bỏ hệ thống nhà ở tạm bợ. Đây là một việc làm ý nghĩa xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương của các ông, các chú đã bớt một phần thu nhập chính đáng của gia đình để chia sẻ, chu cấp cho các cháu ăn học…… Từ đây, các thầy cô sẽ bớt đi nỗi lo về cái nghèo của các em học sinh và những khó khăn của nhà trường.

Thầy, cô giáo và các em học sinh nhà trường xin cảm ơn các tổ chức cá nhân đã dành tình cảm cho nhà trường, mong rằng nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Quân và các nhà hảo tâm quan tâm, dành tấm lòng chân thành cho nhà trường, coi nhà trường là bạn, học sinh là người thân cần được chăm sóc, đùm bọc, đỡ đầu. Cảm ơn rất nhiều.

3. Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay:

– Kính thưa: Ông……… Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa – TGĐ Công ty CP TBTH và Nội thất T&T cùng toàn thể các đồng chí trong đoàn

– Kính thưa quý vị đại biểu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói rằng: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Chính vì vậy giáo dục từ lâu được coi là quốc sách hàng đầu ở nước ta. Và “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngày nay, giáo dục không còn là nhiệm vụ của riêng một cá nhân mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Công tác xã hội hóa giáo dục bắt đầu và ngày càng phát triển, từ khắp mọi miền trên đất nước cũng bắt đầu xuất hiện hàng triệu triệu nhà hảo tâm chung tay góp sức vì thế hệ trẻ.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Sơn Hà là một xã nghèo thuộc đề án 30a của Chính phủ, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề rừng, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 47%. Trường có 4 điểm trường với 142 học sinh, hầu hết các em đều là con em gia đình chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi sinh sống trên địa bàn xã. CSVC, thiết bị dạy học phục vụ cho học sinh hàng ngày còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, trong những năm qua, chúng tôi luôn có những người bạn đồng hành bên cạnh. Đó là những tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay, góp sức cả về vật chất và tinh thần để nhà trường hoàn thành sứ mệnh giáo dục của mình!

Và hôm nay, nhân dịp khai giảng năm học mới ……. Trường Tiểu học ……. vinh dự được đón nhận tấm lòng vàng, với một tình cảm đặc biệt. Về phía nhà trường, Công ty Cổ phần Nội thất và Thiết bị trường học T&T đến trao tặng mỗi em học sinh trong trường một chiếc áo ấm và nhiều phần quà ý nghĩa khác. Những phần quà quý giá này không chỉ giúp các em học sinh vơi bớt khó khăn, yên tâm học tập mà còn tạo không khí học tập hăng say trong toàn trường, khơi dậy tình yêu thương con người, yêu thương bạn bè và nhân rộng hơn nữa là những tấm gương điển hình vượt khó vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

Thưa các em học sinh thân mến!

Các em thật may mắn và tự hào khi được Công ty Cổ phần Nội thất và Thiết bị trường học T&T đến và trao quà, những món quà tuy không lớn nhưng chứa đựng những tình yêu thương chân thành của các quý công ty cho mỗi bạn.

Thay mặt nhà trường, tôi xin trân trọng đón nhận và chân thành cảm ơn những tình cảm nồng nhiệt của quý công ty. Chúc các đồng chí trong ban giám đốc, các đồng chí cán bộ công nhân viên trong toàn công ty luôn tràn đầy năng lượng, vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong công tác để không chỉ một đơn vị trường học mà nhiều trường khác và nhiều hơn nữa các bạn học sinh sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ đặc biệt từ công ty.

Xin chân thành cảm ơn sự có mặt và động viên của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, lãnh đạo phòng GD&ĐT, Hội Khuyến học huyện, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện đến tham dự và đưa tin buổi lễ.

Kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Xin trân trọng cảm ơn!

4. Những lưu ý đối với bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ:

Khi viết bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ, bạn nên ghi nhớ những điểm sau:

– Bắt đầu bài phát biểu bằng lời chào khách mời và mời những người tham dự.

– Cảm ơn nhà tài trợ bằng cách đề cập đến tên và địa chỉ của công ty hoặc tổ chức tài trợ.

– Liệt kê những người đóng góp, tài trợ và hỗ trợ của các nhà tài trợ, và những lợi ích mà những người đóng góp đã mang lại.

– Chia sẻ kế hoạch và kết quả sử dụng các khoản tài trợ, để các nhà tài trợ khác và khách mời biết rằng các khoản tài trợ của họ đã được sử dụng hiệu quả.

– Thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với nhà tài trợ và những người khác tham gia vào sự kiện hoặc dự án.

– Kết thúc bài phát biểu là lời chúc sức khỏe và thành đạt đến các nhà tài trợ, và lời cảm ơn chân thành nhất.

– Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến thời điểm phát biểu, tránh nói quá dài, hãy tập trung vào những điểm chính và truyền đạt rõ ràng, có cảm xúc.

The post Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ hay, được sử dụng nhiều appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
Kịch bản màn chào hỏi và tiểu phẩm hội thi dân vận khéohttps://luatduonggia.vn/kich-ban-man-chao-hoi-va-tieu-pham-hoi-thi-dan-van-kheo/Sat, 21 Sep 2024 12:56:14 +0000https://luatduonggia.vn/kich-ban-man-chao-hoi-va-tieu-pham-hoi-thi-dan-van-kheo/Bài
viết dưới đây là Kịch bản màn chào hỏi và tiểu phẩm hội thi dân vận khéo hay nhất.
Cùng tham khảo để có sự chuẩn bị cho cuộc thi thật tốt nhé các bạn.

The post Kịch bản màn chào hỏi và tiểu phẩm hội thi dân vận khéo appeared first on Luật Dương Gia.

]]>
1. Một số điều cần biết về cuộc thi Dân vận khéo:

1.1. Mục đích cuộc thi Dân vận khéo:

– Thông qua hình thức sân khấu hóa góp phần tuyên truyền, phổ biến có chiều sâu, sinh động các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác vận động quần chúng của Đảng, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, cơ sở.

– Khuyến khích tinh thần hăng hái, sáng tạo, tạo động lực, nhân rộng các điển hình, mô hình “Dân vận khéo”, thu hút sự quan tâm, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành đối với đề án. 

– Giao lưu học hỏi, nâng cao năng lực, khuyến khích sự nhiệt tình, sáng tạo của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận cả về tư duy, phương pháp, kỹ năng và nghiệp vụ công tác dân vận.

1.2.  Đối tượng dự thi:

– Cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang (công an, quân đội, bộ đội biên phòng).

– Tùy tình hình cụ thể ở địa phương, đơn vị có thể mời người có uy tín tham dự như: già làng, trưởng bản, chức sắc, tín đồ các tôn giáo…

2. Kịch bản màn chào hỏi dân vận khéo:

Dân ca:

Đây cụm 2 đội ta

Có lời chào các đội tham gia

Đến thi tài múa hát, thơ ca

Hiểu thêm biết bao điều pháp luật, chủ trương, đường lối Đảng ta

Vui cùng vui với hội thi

Những mô hình, những cách làm hay

Khéo tuyên truyền, chung sức dựng xây

Đưa Hồ Xá quê mình vững mạnh đi lên thị trấn văn minh

Nói hoặc hát nói:

Chúng tôi khóm 9, 4, 3

Xin chào các đội tham gia thi tài

Thành viên có đủ gái trai

Trẻ già chung sức đua tài cùng nhau

Khóm 4 đơn vị dẫn đầu

Khóm phố văn hóa, bình bầu năm qua

Về miền nông nghiệp khóm 3

Có nhiều khởi sắc đang đà đi lên

Khóm 9 ở mạn phía trên

Kinh doanh, dịch vụ gắn liền nghề nông

Ba khóm đồng sức đồng lòng

Tích cực tập luyện, chờ mong từng ngày

Hôm nay hội tụ về đây

Chúng tôi xin được trình bày đôi câu

Hội thi tổ chức lần đầu

Tuyên truyền, vận động đến sâu từng nhà

Quê hương ngày một tiến xa

Nhờ dân vận khéo đó bà con ơi

Chị Thủy: Đội thi gồm có 5 người

Khóm trưởng khóm 9 vui tươi, chan hòa

Thu Thủy hiền dịu, nết na

Giỏi việc khóm, đảm việc nhà bao năm

Chị Xuyến: Không có phụ cấp vẫn làm

Dân vận cốt ở cái tâm thôi mà

Hội trưởng khuyến học khóm 3

Tôi đây Kim Xuyến mặn mà nét duyên

Cô Diệu: Còn tôi Huyền Diệu – giáo viên

Về hưu vận động, tuyên truyền nhân dân

Dẫu rằng chỉ có tinh thần

Tình làng nghĩa xóm, mến thân sum vầy

A Hải: Nam Hải nhiệt huyết, mê say

Công nhân viên chức tràn đầy tự tin

Coi việc khóm như việc mình

Nhân dân tín nhiệm, niềm tin vững bền

Anh Bắc: Họ Nguyễn, Duy Bắc là tên

Đội trưởng sản xuất, gắn liền nhà nông

Bà con tin tưởng, đồng lòng

Tôi luôn cố gắng, quyết không ngại gì

Toàn đội: Cùng về tham dự hội thi

Chào Ban tổ chức luôn vì việc chung

Giám khảo làm việc công tâm

Chọn đội xứng đáng vào vòng thi sau

Mục đích học hỏi, giao lưu

Thắng thua chẳng tính cùng nhau kết đoàn.

Nói:

Đội thi cụm 2 xin chúc quý vị đại biểu, Ban tổ chức, Ban giám khảo và toàn thể hội thi sức khỏe, hạnh phúc!

Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

3. Kịch bản tiểu phẩm hội thi Dân vận khéo:

Tám (hát từ sân khấu): Gió thu, cha ru con ngủ. Ngủ đi con, con không ngủ, cha ngủ trước.

Tám (bước ra, duỗi người): Mệt quá, ru mãi em bé mới ngủ. Nhưng thành thật mà nói, trông con, cho con ngủ vất vả quá. Chỉ có đàn ông mới có thể làm được những việc nặng nhọc này, còn phụ nữ chỉ có thể làm một số công việc nhẹ nhàng… ngoài đồng!…À, hôm nay có một chương trình phát thanh và truyền hình, Đài phát thanh Ba Chẽ. Bật đài xem có điều gì thú vị không. (Làm động tác bật đài)

Tiếng người dẫn chương trình: Xin mời quý vị tiếp tục theo dõi chương trình Đài phát thanh và truyền hình Ba Chẽ, tiếp theo là chủ đề xây dựng nông thôn mới. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi tiếp tục thông tin đến các bạn về các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí 10: Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân của toàn Tỉnh

Tiêu chí 11:………..

Tám: (Vỗ nhẹ vào radio), Ôi, cái radio chết tiệt, lại hỏng rồi. Được rồi, hôm nào ngủ ngon, mơ đẹp, ông làm 1 vé thì mua được mấy cái mới. Nhưng ngồi loanh quanh thế này chán quá! À, hôm trước thấy vợ xin được mấy tờ báo cũ, tìm một tờ để đọc cho vui, nhưng hình như nó để ở buồng. (Vào lấy báo rồi ra). Ái chà, báo Quảng Ninh. Nhưng toàn chữ chán đọc, phải đề nghị báo đưa thêm hình ảnh vào cho vui. Nhìn xem nào, cái này là gì,… Huyện Ba Chẽ quyết tâm xây dựng nông thôn mới:… Muốn vậy, cần phải quyết tâm hơn nữa trong mọi lĩnh vực để hoàn thành các tiêu chí, nhất là xóa đói giảm nghèo…

Lạ nhỉ, sao toàn nói về nông thôn mới thế? Mà đài phát thanh lại nói về tiêu chí 11, tiêu chí 11 là gì thế?

Lan (Đuổi gà): Mấy con gà này, bà cho làm bạn với lá chanh luôn bây giờ, ra sân nắng chơi đi… Ông ở nhà làm gì mà gà nó lên ngồi uống nước cùng cũng không thèm đuổi thế?

Tám: Thì tôi đọc báo, nghe radio, xem tivi…

Lan: Hôm nay ông có chuyện gì à. Trời ạ, rỗi thì ra vườn giúp tôi trồng ngọn rau, ngọn cỏ. Vườn rộng thể, để không tôi thấy tiếc lắm.

Tám: Tiếc gì, cứ để đó đi, nó không chạy đi đâu cả, sợ gì chứ!

Lan: Nói như ông…À mà tôi có chuyện muốn hỏi ông!

Tám: Được rồi, không cần nói nữa, tôi biết rồi, chuyện thoát nghèo nữa chứ gì, còn lâu lắm!

Lan: ( Giận dỗi) Tôi đúng là chịu ông luôn rồi, hôm qua tôi đi họp với hội phụ nữ, trong hội có mỗi nhà mình là hộ nghèo duy nhất, thật xấu hổ.  Nhìn ông với tôi, sức dài, vai rộng, lại vẫn còn trẻ, con Mai cũng lớn rồi, biết giúp đỡ bố mẹ rồi, còn cái Bé nhờ ông bà trông. Nhưng vẫn nghèo. Tôi thấy xấu hổ quá.

Tám: Có gì phải xấu hổ, bà không thấy à, nghèo mà vui như tiên, nhà nước cho đủ thứ: đi bệnh viện miễn phí, chỉ phải trả một khoản nhỏ tiền điện, có tiền ăn Tết… sướng thế thì giàu để làm gì?

Lan: Tôi không thèm nói chuyện với ông nữa.

Mai (đi học về): Chào bố mẹ!

Lan: Đi học về à? Ngồi xuống đây!

Mai ngồi úp mặt xuống bàn.

Lan: Ơ sao thế? Có chuyện gì xảy ra ở lớp à?

Mai: Không có gì đâu mẹ! Con sẽ đi nấu ăn.

Lan: Làm sao con giấu mẹ được? Kể cho mẹ nghe chuyện gì xảy ra đi!

Tám: Này, nếu mẹ hỏi thì nói cho mẹ biết!

Mai: Mẹ ơi, hôm nay trong lớp cô giáo thông báo học phí, và cả lớp chỉ có con được miễn học phí.

Tám: Thế thì tốt quá còn gì, phải vui mới đúng chứ, lát nữa giết một con gà để cả nhà mình ăn mừng nhé.

Lan: Thế thì con phải vui chứ sao con lại buồn.

Mai: Mẹ ơi, vì nhà mình nghèo nên được miễn học phí, nhưng con thấy… tại sao nhà mình không thoát nghèo được? Nhà các bạn trong lớp cũng bằng này người như nhà mình sao nhà các bạn không nghèo. Con cảm thấy rất buồn vì nhà mình vẫn chưa thoát nghèo.

Lan: Ôi, con tôi.

Tám: Hai mẹ con mày vớ vẩn vừa thôi, dừng chuyện này lại ngay đi.

Có tiếng chó sủa

Lan: Con ra xem ai đến nhà vậy?

Mai ra ngoài và vào cùng Hà

Tám: Chào chị Hà, à quên chào chị cán bộ. Mời chị ngồi chơi uống nước nhé.

Lan: Mời chị uống nước. Chắc chị vừa đi làm về!

Hà: Vâng, tôi vừa đi xem thảo luận về vấn đề nông thôn mới ở ủy ban, tiện ghé qua đây thăm anh chị.

Tám: Thật không đó, chứ không phải như mấy năm trước các bác khác đến nói một hồi, quan sát xung quanh nhà, rồi cuối năm bảo gia đình tôi thoát nghèo. Tôi không chấp nhận đâu.

Lan: Cái ông này, cái miệng…

Hà: Thực ra tôi chỉ sang đây thăm hai anh chị thôi, tiện thể báo Lan mai sắp xếp thời gian lên nhà văn hóa khu sinh hoạt. Nhưng chú Tám này, tôi thấy gia đình mình cũng có đủ điều kiện để đăng kí thoát nghèo rồi, sao chú không đăng ký và phấn đấu thoát nghèo đi?

Lan: Em cũng nói với chồng em, nhưng anh ấy nhất quyết không nghe.

Tám: Biết gì mà nói, chị xem nhà tôi thế này, có gì đâu làm sao mà thoát nghèo.

Hà: Chú Tám này, theo tiêu chí mới thì Hộ nghèo ở nông thôn được quy định là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng, tôi nghĩ mức thu nhập này không khó đối với gia đình anh chị. Hơn nữa, gia đình ta có đủ điều kiện nhân lực, có đủ ruộng vườn để phát triển kinh tế hộ gia đình thì tại sao không cố gắng.

Tám: Không, tôi sẽ không đăng ký thoát nghèo. Không đời nào!

Lan: Chị ơi, chồng em bảo nghèo cũng sung sướng như tiên, nhà nước cho đủ thứ: đi viện miễn phí, trả tiền điện ít, Tết được tiền… sướng như vậy thì thoát nghèo để làm gì ạ?

Hà (cười nhẹ): Thực ra nếu các bác để ý, trước đây nhiều người cũng nghĩ thế. Chính sách  của nhà nước đưa ra cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là giúp chúng ta thoát nghèo. Hãy nghĩ xem cái tác hại của đói nghèo là gì: Nghèo đói ảnh hưởng đến sức khỏe, cản trở giáo dục, nghèo đói cũng là nguyên nhân của một số tệ nạn xã hội. Hay như ở huyện mình, vì nghèo đói, người dân mình phải khai phá rừng và đó là nguyên nhân gây nên trận lụt lịch sử cách đây vài năm, nhà nước và người dân đã mất bao nhiêu tiền của.

Tám: Ơ, vậy là vì nghèo đói à?

Mai: Đúng rồi bố, cô giáo con cũng nói thế.

Lan: Đấy, anh muốn con mình bị ảnh hưởng về sức khỏe, tham gia vào các tệ nạn xã hội à?

Tám: Ơ không, không… nhưng làm sao thoát nghèo được, chỉ cần đăng ký thôi à?

Hà: Không bác ạ, đăng ký chỉ là để chúng ta phấn đấu thôi. Muốn thoát nghèo, trước hết phải xóa bỏ tư tưởng bằng lòng, trông chờ vào chính sách xã hội của nhà nước, phải có ý thức vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình với các mô hình xóa đói giảm nghèo đang triển khai tại huyện mình như trồng thanh long, ba kích, kim ngân, nuôi ngỗng đen và nhiều hỗ trợ khác. Hoặc nếu muốn thì bác có thể học trường mỏ Hồng Cẩm, ra trường có việc làm ngay, hoặc nộp hồ sơ xin việc tại công ty nến AIDI.

Tám: Thật sao? Nhưng liệu có thoát nghèo được không, nếu vẫn nghèo và có những tác hại như chị nói thì tôi sợ lắm.

Lan: Chị ấy nói như thế mà anh còn không tin.

Hà: Tất nhiên rồi, đó là những cách thoát nghèo bền vững thực sự.

Lan: Chị ơi, chồng em xin đăng ký thoát nghèo và cần biết thông tin về các chương trình hỗ trợ, mô hình, cơ hội việc làm. Em liên hệ với ai được ạ?

Hà: Cái đó hai bác không cần lo lắng, chỉ cần lên cơ quan là tôi sẽ tư vấn trực tiếp hoặc nhờ người khác tư vấn trực tiếp.

Tám: Thế em ơi, gia đình mình định thoát nghèo như thế nào?

Lan: Cái đó anh yên tâm, tối nay chúng ta sẽ…..bàn bạc.

Hà: Chú Tám, chú còn muốn nghèo không?

Tám: Dạ…..gia đình tôi muốn đăng ký thoát nghèo!

Mai: Hoan hô bố, nhà cháu đã đăng ký thoát nghèo rồi.

Hà: Chúc mừng gia đình, thôi tôi cũng phải về thôi. Có gì mai gia đình lên cơ quan gặp tôi nhé. Tôi về đây.

Cả nhà chào

Mai: Thoát nghèo thích lắm phải không bố mẹ?

Lan: Đúng rồi con ạ. Hiện tại chúng ta đang triển khai xây dựng nông thôn mới, thoát nghèo cũng là tiêu chí rất quan trọng.

Tám: Thật sao?

Lan: Vâng, đó là tiêu chí thứ 11, thưa ông.

Tám: Thảo nào, vì radio bị hỏng….mà chị cán bộ nói đúng thật, đâu ra đấy. Mai mình sẽ lên gặp cán bộ.  Mà…chết rồi mình ơi!

Lan: Sao vậy chồng?

Tám: Chúng ta quên cảm ơn chị cán bộ. Chúng ta hãy cùng cảm ơn chị ấy thật to nhé: Cảm ơn chị cán bộ.

The post Kịch bản màn chào hỏi và tiểu phẩm hội thi dân vận khéo appeared first on Luật Dương Gia.

]]>