Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật - Hướng dẫn trả lời GDCD 9

Dân chủ là gì? Biểu hiện của dân chủ? Các hình thức dân chủ? Kỉ luật là gì? Biểu hiện của kỉ luật? Mối liên hệ giữa dân chủ và kỉ luật? Bài tập về dân chủ và kỉ luật?

Dân chủ là kỉ luật là những khái niệm mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng được nghe tới, nhưng chúng ta đã thật sự hiểu chính xác về hai thuật ngữ này chưa. Vậy dân chủ và kỉ luật được biểu hiện ra như thế nào? tại bài viết này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu hai thuật ngữ “Dân chủ” và “Kỷ luật”.

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ là mọi người được làm công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Ngoài ra, dân chủ còn được hiểu là cách thức mà tập thể ra các quyết định dựa theo sự biểu quyết của mọi thành viên với quyền ngang nhau. Ở đây dân chủ là một hình thái nhà nước theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số. 

Dân chủ dựa trên cơ sở giai cấp, nó là phương tiện và công cụ của giai cấp thống trị “để đảm bảo sự bạo lực có hệ thống của giai cấp này đối với giai cấp khác”. Vì vậy, không có dân chủ cho tất cả mọi người. Theo nghĩa này, dân chủ cũng là một phạm trù lịch sử đi kèm với sự tồn tại của nhà nước và biến mất cùng với sự biến mất của nhà nước. Trong lịch sử có ba loại dân chủ: dân chủ chiếm hữu nô lệ, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

2. Biểu hiện của dân chủ:

Biểu hiện của dân chủ được thể hiện qua các nội dung sau đây:

– Học sinh có cơ hội tham gia xây dựng kế hoạch bài học cho năm học.

– Cho phép người lao động góp ý, kiến ​​nghị với ban giám đốc công ty, nhà máy;

– Để cán bộ, nhân viên tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, kiến ​​nghị với lãnh đạo cơ quan…  

– Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Các hình thức dân chủ: 

Dân chủ trực tiếp:

Dân chủ trực tiếp, còn được gọi là dân chủ thuần túy, là một hình thức dân chủ trong đó công dân của một quốc gia trực tiếp bỏ phiếu để xác định luật pháp của đất nước, thay vì bầu ra các đại diện để chấp nhận các luật đó. Nền dân chủ trực tiếp hiện đại được đặc trưng bởi ba trụ cột:

– Quyền làm luật.

– Trưng cầu dân ý bao gồm trưng cầu dân ý bắt buộc cho phép người dân bỏ phiếu bác bỏ luật.

– Bãi nhiệm bằng kiến ​​nghị hoặc trưng cầu dân ý cho người dân quyền loại bỏ các quan chức được bầu.

Trong nền dân chủ trực tiếp, các đảng chính trị không thực sự hoạt động vì mọi người, không nhất thiết phải tuân theo một quan điểm chung. Những người ủng hộ dân chủ trực tiếp lập luận rằng nó có thể khắc phục những hạn chế của dân chủ đại diện hoặc dân chủ đại diện: tham nhũng, thiếu minh bạch chính trị, bảo trợ và chủ nghĩa thân hữu.

Dân chủ gián tiếp: 

Dân chủ đại diện (còn gọi là dân chủ gián tiếp, hay dân chủ đại diện) là một hình thức nhà nước dân chủ, trong đó các “người đại diện” của nhân dân hoạt động theo nguyên tắc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. “Người đại diện” ở đây có thể hiểu là người được bầu ra đại diện cho ý chí của một nhóm nào đó. Hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây hiện đại đều là các nền dân chủ đại diện.

4. Kỉ luật là gì?

Kỉ luận là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

5. Biểu hiện của kỉ luật: 

Biểu hiện của kỉ luật thể hiện trong các nội dung sau đây:

– Tất cả học sinh phải đến trường đúng giờ và vắng mặt phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ;

– Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp;

– Giáo viên phải đến lớp đúng giờ…

– Cán bộ, công nhân viên…nghỉ phải có lý do, phải có đơn xin phép, phải theo yêu cầu của nhân viên y tế (trường hợp ốm đau);

– Người lao động phải đảm bảo kỹ thuật an toàn trong lao động sản xuất.

6. Mối liên hệ giữa dân chủ và kỉ luật:

Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy năng lực, sự đóng góp của mình vào công việc chung của xã hội và của đất nước. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, chính xác và có trình tự rõ ràng.

Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo lên sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. 

Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ. 

7. Bài tập về dân chủ và kỉ luật: 

Bài tập 1:Trang 11, Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 9. 

 Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ? Vì sao? 

a, Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy; 

b, Ông Bính – tổ trưởng tổ dân phố – quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình khó khăn; 

c, Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch; 

d, Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến; 

đ, Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài. 

Bài tập 2:Trang 11, Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 9. 

Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường. 

Bài tập 3:Trang 11, Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 9. 

Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”. 

Bài tập 4:Trang 11, Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 9. 

Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? 

Bài tập 5: 

Đi tham quan, cắm trại, thăm di tích lịch sử, triển lãm…, em tự giác chấp hành kỉ luật : không đi xa nơi quy định, không đi chơi một mình (những lúc tắm sông, tắm biển), không viết, vẽ bậy vào di tích lịch sử, không sờ tay vào các hiện vật… Có lần nào em vi phạm những điều nói trên ?

Bài tập 6:

Em luôn luôn tự giác chấp hành kỉ luật của nhà trường : đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, trước khi đi học và lúc đi học về thưa trình với cha mẹ ; trong lớp tập trung tư tưởng nghe bài giảng, hăng hái phát biểu ý kiến nhưng không làm mất trật tự lớp học, tuân theo sự điều hành của thầy cô giáo, của lớp trưởng… Em tự kiểm tra mình đã làm đúng những điều rất bình thường đó chưa?

Bài tập 7:

Em tìm hiểu ờ địa phương mình hiện nay “Quy chế dân chủ ở cơ sở” đang được thực hiện như thế nào ? Em tìm một số dẫn chứng để minh hoạ điều tốt và chưa tốt trong thực hiện “Quy chế dân chủ” ở địa phương em đang sống.

Bài tập 8:

Trong nhà trường của chúng ta có những tổ chức như Ban Giám hiệu, Hội đồng Nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Công đoàn giáo dục. Ngoài ra, lại có Hội đồng thi đua, Hội đồng kỉ luật. Các tổ chức đó, theo em, để làm gì ? Em hãy nói nhiệm vụ cụ thể của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chủ ý tính dân chủ và kỉ luật của tổ chức đó.

Bài tập 9: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Bài tập 10: Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B,C.

Bài tập 11: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B,C.

Bài tập 12: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B.Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B,C.

Bài tập 13: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Bài tập 14: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Bài tập 15: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A,B,C.

Bài tập 16: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )