Biển báo đi chậm là gì? Đi chậm thì tốc độ là bao nhiêu?

Tai nạn giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Một trong những cách để hạn chế tai nạn chính là chấp hành các quy định của những biển cảnh báo khi tham gia giao thông. Biển báo đi chậm là một trong số đó và khi gặp biển báo đó thì đi chậm với tốc độ là bao nhiêu?

1. Biển báo đi chậm là gì?

Biển báo đi chậm là biển báo có hình tam giác phản quang màu vàng, viền đỏ, trên thường có chữ ĐI CHẬM hoặc SLOW. Biển báo này thường đặt ở đoạn hay tuyến đường giao thông để cảnh báo những người tham gia giao thông biết rằng cần lưu thông với tốc độ chậm hơn bình thường.

Biển báo đi chậm được chia làm 2 loại: biển báo W.245a và biển báo W.245b. Biển báo W.245a dùng ở tuyến đường thông thường, còn biển báo W.245b được sử dụng đối với các tuyến đường đối ngoại. Cả 2 loại này đặt ở trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.

Thông thường, biển báo giao thông hình tam giác đi chậm thường được đặt ở nơi có công trình thi công, đi vào khu vực đông dân, hoặc những nơi hay xảy ra tai nạn.

Biển báo đi chậm là một số biển báo giao thông quan trọng và phổ biến nhất mà bạn sẽ tìm thấy trên đường. Khi đang lưu thông trên đường mà gặp biển cảnh báo này thì bạn cần phải tuân theo các biển báo đó. Và để hạn chế sự nguy hiểm, biển báo giao thông hình tam giác đi chậm được thường xuyên nhìn thấy trên đường. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi đi vào khu đông dân cư hoặc những nơi có công trình đang thi công.

Biển báo giao thông cung cấp thông tin có giá trị cho người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Biển báo giao thông đại diện cho các quy tắc được áp dụng, truyền đạt lại thông điệp cho người lái xe và người đi bộ. Những biển báo này giúp người tham gia giao thông có thể biết được những tín hiệu sắp xảy ra phía trước và chuẩn bị tinh thần để xử lý hoặc đối diện với những vấn đề giao thông bất thường có thể xảy ra. Không tự dưng mà biển báo đi chậm được đặt ở tuyến đường nào đó, nếu trông thấy biển báo này người tham gia giao thông nên giảm tốc độ và vững tay lái hơn để có thể lái xe an toàn. Bỏ qua các biển này có thể rất nguy hiểm không chỉ cho cá nhân người điều khiển mà còn ảnh hưởng đến những người đang tham gia giao thông trên tuyến đường có cảnh báo đó.

Hầu hết các biển báo đều sử dụng hình ảnh dễ hiểu, dễ quan sát, thay vì từ ngữ. Đó cũng là lý do mà biển cảnh báo thường là biển hình tam giác vàng nổi bật. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải biết mỗi hình ảnh đại diện cho điều gì cần áp dụng và nắm bắt được những thông tin mà biển báo truyền tải. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiệm trọng như: tai nạn giao thông gây hậu quả nặng nề hoặc bị phạt tiền.

2. Ý nghĩa của biển báo đi chậm:

Theo quy định tại điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT đã quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ để có thể dừng lại đối với các trường hợp sau:

+ Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

+ Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

+ Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;

+ Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

+ Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;

+ Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

+ Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;

+Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;

+ Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;

+ Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;

+Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;

+ Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cánh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.

Khi gặp những tình huống nêu trên, người tham gia giao thông cần phải giảm tốc độ để Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo đi chậm được ký hiệu là W.245 với hai biển báo là W.245a và W.245b. Đây là các biển thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

Nhóm biển này điểm đặc trưng là có hình tam giác đều, đỉnh hướng lên trên, viền màu đỏ, nền màu vàng.

Biển báo đi chậm cũng có hình dáng tương tự như trên. Ngay giữa biển báo đi chậm có in dòng chữ in hoa “ĐI CHẬM” màu đen. Riêng biển báo W.245b có kèm theo biển phụ in chữ “SLOW”.

Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, phải đặt biển số W.245 (a, b) “Đi chậm”. Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.

Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b.

Biển báo W.245a được lắp đặt ở các tuyến đường thông thường. Biển W.245b sẽ được bố trí trên các tuyến đường đối ngoại, tức các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, thỏa thuận trong ASEAN và thỏa thuận quốc tế khác).

Biển báo đi chậm được bố trí trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm như đường trơn trượt, dốc bất ngờ, công trình thi công,… với mục đích nhắc nhở lái xe giảm tốc độ đi chậm. Hiệu lực của biển báo đi chậm có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.

3. Thấy biển báo đi chậm thì giảm tốc độ là bao nhiêu?

Vậy câu hỏi đặt ra là, khi đang lưu thông trên đường mà gặp biển báo đi chậm thì người tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ là bao nhiêu?

Theo TT 41:2019/BGTVT chỉ đề cập đến việc tài xế phải giảm tốc độ chậm xuống khi thấy biển báo đi chậm chứ không nói rõ là phải giảm tốc độ xuống bao nhiêu. Ngoài ra, các quy định khác của Luật Giao thông đường bộ cùng các văn bản hướng dẫn cũng không đề cập đến tốc độ được coi là đi chậm khi thấy biển báo đi chậm, vì vậy khi thấy biển báo này, không có một quy định cụ thể về tốc độ giảm xuống khi tham gia lưu thông là bao nhiêu. Khi gặp một biển báo đi chậm mà ở dưới biển đó ghi rõ tốc độ là bao nhiêu thì người tham gia giao thông nên đi theo tốc độ đó để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông khác. 

Ngoài ra, cũng không có quy định về mức xử phạt đối với người không chấp hành biển báo đi chậm. Bởi cảnh báo đi chậm chỉ là một chỉ dẫn cảnh báo giúp người tham gia giao thông đi lại thuận tiện và an toàn hơn. Nếu không chấp hành thì người chịu hậu quả trực tiếp chính là người điều khiển phương tiện đó. Mỗi người tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành các hiệu lệnh chỉ dẫn để đảm bảo sự an toàn và góp phần xây dựng văn hóa giao thông tốt đẹp. Tham gia giao thông với tình trạng đông đúc ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… thì việc chấp hành quy định giao thông mang tính tự giác bởi số lượng các phương tiện tham gia lưu thông vô cùng lớn. Việc giám sát các phương tiện giao thông có chấp hành đúng luật hay không là tương đối khó khăn. Vì vậy, muốn đảm bảo sự an toàn cho tính mạng của người tham gia giao thông thì ý thức chấp hành luật giao thông là yếu tố tiên quyết và cốt lõi hơn cả.

Biển báo giao thông là một trong những chỉ dẫn quan trọng đối với người tham gia lưu thông. Có rất nhiều trường hợp vì không tuân thủ biển cảnh báo nguy hiểm, cố tình phớt lờ mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Khi tham gia giao thông, mỗi người cầm tay lái nên đặt tâm trí mình vào đó bởi đằng sau bạn là cả gia đình. Nghiêm túc tuân thủ các chỉ dẫn giao thông là một cách hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn giao thông. Hãy lái xe bằng cả trái tim- một thông điệp mà mọi người tham gia giao thông đều nên ghi nhớ.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Thông tư Số 54/2019/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )