Bản chất giai cấp là gì? Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản?

Giai cấp được hình thành và duy trì trong các kiểu nhà nước khác nhau. Bản chất giai cấp thể hiện các đặc trưng của sự lãnh đạo, của giai cấp thống trị. Cùng tìm hiểu các khía cạnh thể hiện của bản chất giai cấp trong tổ chức Đảng.

1. Bản chất giai cấp là gì?

Giai cấp là gì?

Giai cấp là những tập đoàn to lớn, phân chia quyền lợi, địa vị sản xuất trong xã hội. Họ có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Các yếu tố lãnh đạo, thống nhất quản lý hành tiếng nói của các nhóm đối tượng cũng được duy trì.

Cơ sở hình thành trực tiếp của giai cấp là từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhờ vào sự phân hóa địa vị, giàu nghèo và năng lực của các nhóm chủ thể. Giai cấp thống trị thực hiện quản lý nhà nước, duy trì trật tự trong xã hội. Trong khi giai cấp bị trị lại chiếm đa số.

Bản chất giai cấp hiểu theo nghĩa hẹp:

Giai cấp thống trị sử dụng công cụ tác động tư tưởng thống trị đối với xã hội. Thông qua công cụ là Nhà nước, ép buộc các giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những gì giai cấp thống trị muốn. Dựa trên các sức mạnh của pháp luật, của chuẩn mực, các thế lực họ có. Từ đó họ quản lý, làm chủ và điều hành được hoạt động trong nước.

Hiểu theo nghĩa rộng:

Theo cách hiểu này, bản chất giai cấp còn mang ý nghĩa lớn hơn là bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khỏi bị xâm phạm. Giai cấp thống trị phải bảo vệ cho quyền lợi, sức mạnh của họ ở phạm vi lãnh thổ quốc gia. Do bản chất là giai cấp được nắm quyền và hưởng lợi trực tiếp từ việc nắm giữ quyền quản lý xã hội. Cũng như tạo ra sức mạnh để bảo vệ mình khỏi sự đe dọa từ các lực lượng, thế lực bên ngoài.

2. Bản chất giai cấp tiếng Anh là gì?

Bản chất giai cấp tiếng Anh là Class nature.

3. Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản?

Bản chất giai cấp của Đảng thể hiện ở các khía cạnh khác nhau.

3.1. Thể hiện ở đường lối, thành phần, mục tiêu của Đảng:

Thành phần của tổ chức Đảng:

Bao gồm các thành phần khác nhau thuộc:

+ Những người ưu tú trong công nhân, nông dân, lao động trí óc. Được gọi chung là giai cấp công nhân.

+ Người thuộc các thành phần khác, cũng thuộc tầng lớp mỏng trong xã hội. Họ đã được rèn luyện, thử thách, đã được giác ngộ về Đảng và tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng để chiến đấu.

Vì thế, sức mạnh của Đảng đến từ sự quy tụ, tư tưởng của cả nước. Không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân, mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. Trong đó, định hướng thúc đẩy kinh tế, xã hội, phát triển đất nước sôi sục trong giai cấp công nhân. Theo tư tưởng của Người, Đảng cộng sản Việt Nam luôn mang trong mình bản chất giai cấp công nhân.

Như vậy, bản chất giai cấp công nhân của Đảng không chỉ thể hiện ở số lượng đảng viên, mà còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như:

+ Mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, nền tảng tư tưởng, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt;

+ Ở mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân;

+ Sự kết hợp và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế,…

Đường lối và mục tiêu của Đảng:

+ Giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Định hướng dân chủ, hòa bình và tự xây dựng đất nước. Trong đó, Đảng là tiếng nói chung thực hiện lãnh đạo nhân dân. Các hành động xây dựng đất nước của dân được ghi nhận, tìm kiếm lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân.

+ Giai cấp công nhân trên cương vị là tầng lớp tiên phong lãnh đạo cách mạng. Mang đến ý chí, quyết tâm cũng như mục tiêu phát triển đất nước.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, cần phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Qua đó thấy được tư tưởng, thực hiện đến cùng các mục tiêu trong xây dựng đất nước.

Thông qua đó Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh của mình ở cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Đây là ý chí thống nhất, đoàn kết và quyết tâm của nhân dân ta. Để từ đó, tạo ra sức mạnh toàn diện cho Đảng nhằm đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Chỉ có sự quyết tâm, đồng lòng và kiên trì mới mang đến lợi thế, tiềm năng để đất nước được cải tiến.

3.2. Thể hiện ở việc Đảng nghiêm túc tuân thủ theo nguyên tắc Đảng kiểu mới:

Đảng Cộng sản Việt nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Đây là định hướng xuyên suốt trong tư tưởng của Bác. Đảng kiểu mới mang đến sự hoàn thiện, sự phù hợp cũng như các đòi hỏi cao từ lực lượng. Sự phối hợp, đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung phải được xác định trong mục tiêu của từng Đảng viên, từng cá nhân.

Khái quát những luận điểm của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người đã đề cập những nguyên tắc xây dựng Đảng sau:

Tập trung dân chủ:

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ. Qua đó vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức.

Sự tập chung, phối hợp, vì mục tiêu chung phải được xây dựng trên nền tảng quyền lợi, trách nhiệm như nhau của từng người. Vì vậy, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Từ đó mới có được hiệu quả phân công, phối hợp hoàn thành các nhiệm vụ.

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Mỗi khía cạnh lại đảm bảo cho ý nghĩa hoạt động, hoàn thiện của tổ chức. Đặc biệt, Đảng là đại diện cho cả dân tộc trong sự nghiệp chung của đất nước.

+ Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức.

+ Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ,chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:

Cần phải có nhiều người cùng tham gia lãnh đạo, là các cá nhân có năng lực, trình độ và lý tưởng Đảng. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề. Đảm bảo sự phối hợp, kết hợp toàn diện ở các khía cạnh khác nhau.

Tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, thống nhất kế hoạch và giao cho một người phụ trách. Ý kiến của tập thể là khách quan, hướng đến lợi ích chung. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau. Cá nhân lãnh đạo, đảm bảo dẫn dắt tập thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung.

Tự phê bình và phê bình:

Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng. Nguyên tắc này còn nguyên ý nghĩa giá trị trong công tác Đảng, giúp các Đảng viên nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Mỗi đảng viên trước hết tự mình phải thấy rõ mình, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Phải căn cứ trên lý tưởng Đảng, trong nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Hơn nữa, nếu biết tự phê bình tốt thì mới phê bình người khác tốt được.

Tự phê bình và phê bình là nhiệm vụ thường xuyên, là vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ. Qua đó tinh thần trách nhiệm mới được thúc đẩy, được rèn luyện. Đó cũng chính là vũ khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Đặc biệt là các cá nhân lãnh đạo cần làm tốt công tác phê bình, tự phê bình.

Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác. Phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, với đất nước. Được nhân dân tin tưởng, đại diện cho quyền lợi của nhân dân.

Kỷ luật nghiêm minh và tự giác:

Nghiêm minh, tự giác là thuộc về tổ chức Đảng, thực hiện kỷ luật đối với mọi cán bộ, đảng viên. Qua đó mới có được hiệu quả trao quyền lực, thực thi quyền lực của cá nhân trong tổ chức. Ngoài trách nhiệm hay nghĩa vụ theo quy định, mỗi cá nhân phải xác định được lý tưởng vững chắc của mình.

Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp bộ nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của các đoàn thể, pháp luật của Nhà nước. Tuyệt đối không ai được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Nguyên tắc này không loại trừ bất cứ chủ thể nào trong trách nhiệm, vai trò của tổ chức. Làm tăng thêm uy tín của Đảng và hiệu quả hoạt động Đảng.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng:

Mọi Đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình. Ý so sánh này cho thấy tầm quan trọng, vai trò của sự đoàn kết trong tập thể.

Thực hiện thông qua đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Từng nội dung, khía cạnh quy định trong chủ chương, đường lối hay hoạt động của Đảng đều dựa trên nền tảng của sự đoàn kết, thống nhất từ nội bộ. Từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng, nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào cuộc sống. Biến các chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Hướng đến hoàn thành các mục tiêu đề ra trong ý nghĩa lãnh đạo của giai cấp lãnh đạo.

Sự đoàn kết thống nhất thật sự, lành mạnh, chân chính trong Đảng giúp làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang và trách nhiệm nặng nề trước dân tộc. Đồng thời có những đóng góp tích cực vào phong trào cách mạng thế giới. Và phải kể đến ý nghĩa lãnh đạo, quản lý của Đảng trong sự nghiệp đất nước.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )