Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Bài văn khấn rằm tháng Giêng cổ truyền và cách cúng lễ đúng

  • 03/02/202303/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    03/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Việc cúng Rằm Tháng Giêng là một nghi thức được người Việt vô cùng coi trọng, bởi vậy những bài văn khấn để phục vụ cho việc cúng vào dịp này cũng rất được mọi người quan tâm.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Những bài khấn Rằm Tháng Giêng cổ truyền:
        • 1.1 1.1. Văn khấn Rằm Tháng Giêng đơn giản:
        • 1.2 1.2. Văn khấn Rằm Tháng Giêng tại Gia Tiên:
        • 1.3 1.3. Văn khấn Rằm Tháng Giêng cửa Phật:
        • 1.4 1.4. Bài khấn Rằm Tháng Giêng cúng thần tài, thổ công:
      • 2 2. Cách cúng Rằm tháng Giêng đúng:
      • 3 3. Tại sao phải cúng Rằm tháng Giêng?

      1. Những bài khấn Rằm Tháng Giêng cổ truyền:

      1.1. Văn khấn Rằm Tháng Giêng đơn giản:

      Kính lạy Thần linh Thổ địa… Gia tiên họ…. bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Tân Sửu.

      Chúng con là… Ngụ tại…

      Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

      Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý.

      Bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hoá Thông tin

      – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

      – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

      – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

      – Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

      Tín chủ (chúng) con là: ……

      Ngụ tại: ……..

      Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

      Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương,

      Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

      Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

      Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

      Khấn xong, vái 3 vái.

      1.2. Văn khấn Rằm Tháng Giêng tại Gia Tiên:

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

      Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

      Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

      Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

      Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

      Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

      Ngụ tại:………………………………………………………………

      Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm…….. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

      Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

      Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

      Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

      1.3. Văn khấn Rằm Tháng Giêng cửa Phật:

      Văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hoá Thông tin.

      Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

      (Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

      Nguyện mây hương lành này,

      Biến khắp mười phương giới,

      Trong có vô biên Phật,

      Vô lượng hương trang nghiêm,

      Viên mãn đạo Bồ Tát,

      Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

      Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

      (Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

      Phật thân rực rỡ tựa kim san

      Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

      Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

      Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

      Phật đức bao la như đại dương

      Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

      Trí tuệ vô biên vô lượng đức

      Đại định uy linh giác vẹn toàn.

      Phật tại Chân Như pháp giới tàng

      Không sắc không hình chẳng bụi mang

      Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

      Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

      Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

      Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

      Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

      Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

      Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

      (Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

      Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

      Đều vì ba độc: tham, sân, si

      Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

      Hết thảy con nay xin sám hối.

      Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

      Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

      Niệm niệm âm vang tận pháp giới

      Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

      Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy).

      Văn khấn Thần Tài ngày rằm tháng Giêng

      Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

      Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

      Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

      – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

      – Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

      – Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

      – Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

      – Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

      – Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần

      – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

      Tín chủ chúng con là:… Ngụ tại:… Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):… Kinh doanh…

      Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

      Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

      Con cầu xin các ngài phù hộ cho:…

      Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

      Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

      Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

      1.4. Bài khấn Rằm Tháng Giêng cúng thần tài, thổ công:

      “Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

      Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

      Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

      Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

      Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

      Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

      Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

      Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

      Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

      Ngụ tại: ………………………………

      Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

      Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

      Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

      2. Cách cúng Rằm tháng Giêng đúng:

      Thắp hương trong ngày cúng Rằm tháng Giêng

      Thắp hương là một nghi thức không thể thiêu trong những buổi cúng rằm tháng Giêng của con dân Việt Nam bao đời nay. Đây là nghi lễ cúng bái thần linh và tổ tiên, dồng thời là một nét đẹp văn hóa truyền thống của con dân Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và chư vị Thánh Thần vì đã phù hộ, độ trì cho gia đình trong suốt thời gian qua. Nhưng ngày Rằm tháng Giêng chúng ta nên thắp mấy nén hương?

      Thông t hường vào ngày cúng rằm tháng Giêng hay là những ngày cúng rằm khác gia chủ sẽ thắp nên ban thờ 3 nén hương. Bởi 3 nén hương mang lại nhiều ý nghĩa như: Tâm nhang (lòng thành gia chủ), giới nhang (vâng theo lời răn dạy của Đức Phật) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

      3 nén hương: Theo như đạo Phật thì còn được gọi là Tam Bảo hương. Cái gọi là Tam Bảo hướng đến chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp mang ý nghĩa là kinh Phật, còn Tăng dùng để nói đến người xuất gia.

      Ngoài ra con số 3 còn có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ).

      Về ý nghĩa của việc thắp 3 nén hương còn thể hiện linh ứng báo tin, bảo vệ người trong gia đình khỏi những tai ương trong đời sống thường ngày có thể gặp phải bất kỳ khi nào

      Một số lưu ý người dân khi thắp hương:

      – Thông thường mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén hương, được gọi là Bình An hương, trường hợp này thường là thờ cúng Thần Linh trong nhà hướng đến cho người nhà sự bình an, công việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.

      – Vào thời gian buổi tối gia chủ không nên nên thắp hương thường xuyên, bởi đây là thời điểm xuất hiện nhiều năng lượng xấu, âm khí nên không nên thắp hương khấn vái vào thời điểm buổi tối để tránh xui xẻo đến với những người trong gia đình.

      – Theo nhiều quan điểm của giới tâm linh thì việc cắm trụ sắt để thắp hương vòng là điều không nên. Khi gia chủ muốn đốt hương vòng, bạn nên đặt hương vòng trong một cái đĩa và đốt lên. Điều này vừa tránh việc bị động chạm đến bát hương mà còn giúp làm sạch ban thờ.

      – Về góc độ tâm linh thì nhiều là tâm linh thường khuyên rằng việc thắp hương thường xuyên vào ban ngày là một việc nên làm bởi việc này giúp cho ban thờ trong nhà luôn có hương khói ấm cúng, gia đạo ấm áp, an bình.

      – Hành động thắp hương là thông điệp giúp gia chủ truyền đạt mong ước, nguyện cầu tới thần linh, tổ tiên. Để việc dâng hương linh thiêng trong bát hương cần nạp cốt Thất Bảo, vừa giúp bát hương tăng thêm linh khí, tránh năng lượng xấu gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

      – Có một điểm mà bạn cần tuyệt đối lưu ý đó là không dâng hương với số nén chẵn vì điều này là đại diện cho cõi âm.

      Các cụ xưa có một số nguyên tắc khi thắp hương, trong đó có khi dâng hương cần giữ tâm nhẹ nhàng, ăn mặc nghiêm chỉnh và thành tâm cầu nguyện.

      3. Tại sao phải cúng Rằm tháng Giêng?

      Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới, Nguyên là mùng một, Tiêu là đêm. Tết Nguyên đán diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

      Lễ hội rằm đầu tiên của năm mới thường bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước rằm) qua ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm rằm) tháng giêng âm lịch. Nhiều nơi quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” nên các nghi lễ diễn ra vào ngày này cũng được chuẩn bị rất chu đáo.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ