Bài tham luận công đoàn với công tác chuyên môn hay nhất

Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn? Bài tham luận công đoàn với công tác chuyên môn? Vị trí, vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp?

Công đoàn trong giai đoạn hiện nay ngày càng thể hiện được vị trí của mình với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào tổ chức này. Công đoàn cần có trách nhiệm phải thể hiện mình là tổ chức xã hội có vị trí quan trọng đối với hoạt động cân bằng lợi ích giữa các bên cụ thể là giữa các chủ thể người lao động và người sử dụng lao động. Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn được biết đến chính là hoạt động hết sức cần thiết nhầm đảm bảo tinh thần đoàn kết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài tham luận công đoàn với công tác chuyên môn?

Bạn Cần Biết

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn:

Công đoàn như mỗi chúng ta cũng đã đều biết đến. Đây thực chất chính là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện đại diện cho chủ thể là người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể là người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn trên thực tế cũng sẽ được diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức. Cụ thể tham luận công đoàn với công tác chuyên môn sẽ có thể giữa công đoàn với nhà trường; cũng có thể là giữa công đoàn với doanh nghiệp. Ngày này ta nhận thấy rằng, vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; đại diện cho chủ thể là người lao động trong doanh nghiệp.

Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn trong giai đoạn hiện nay cũng đã được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Cụ thể như là tìm biện pháp tháo gỡ đảm bảo việc làm, thu nhập và thực hiện đầy đủ chế độ cho các đối tượng người lao động; trong việc tạo điều kiện cho người lao động tham gia các lớp đào tạo, nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu theo khung năng lực vị trí việc làm tại các cơ quan; doanh nghiệp nhất định cũng như nhiều khía cạnh cụ thể khác.

2. Bài tham luận công đoàn với công tác chuyên môn:

Những thuận lợi khó khăn khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường để tổ chức các phong trào:

Trước tiên tất cả chúng ta sẽ cùng nhau nói về những thuận lợi và khó khăn khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường để tổ chức các phong trào trước, với mặt thuận lợi khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường để tổ chức các phong trào thì chúng ta sẽ nói về những điều mà công đoàn đã gặt hái được trong thời gian qua và bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ cùng nhau nói đến những mặt còn khó khăn, tồn đọng khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường để tổ chức các phong trào.

– Về thuận lợi khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường:

Tất cả các thành viên công đoàn nhà trường vẫn luôn luôn là một tập thể đoàn kết, ở trong mọi hoạt động của nhà trường thì công đoàn vẫn luôn nhất trí, có chí hướng vươn lên trong hoạt động chuyên môn và trong nhận thức tư tưởng của chính bản thân mình. Trong mọi hoàn cảnh thì công đoàn cũng như mỗi cá nhân trong công đoàn vẫn luôn hết sức nỗ lực, cố gắng và luôn tự khẳng định mình trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong thời gian vừa qua thì nhà trường và công đoàn cũng đã có những đánh giá chính đối với hoạt động của mình về kết quả đạt được do Phòng giáo dục và công đoàn các cấp kiểm tra. Nêu các đánh giá.

Như vậy, chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ trong suốt quá trình hoạt động thì Công đoàn cũng đã phối hợp, trao đổi, bàn bạc, thống nhất để nhằm mục đích thông qua đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Chi bộ đã giao cho, bên cạnh đó đã thực hiện tốt quy chế dân chủ; tổ chức đa dạng, phong phú và có hiệu quả các phong trào thi đua toàn trường suốt giai đoạn qua.

Trong những hoạt động phối hợp từ hoạt động khen thưởng tới các hoạt động hỗ trợ thì công đoàn nhà trường vẫn luôn làm tốt công tác khen thưởng, khuyến học, động viên thăm hỏi kịp thời khi ốm đau, hiếu hỉ; bên cạnh đó thì cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà công đoàn Ngành giao cho. Cùng với những mặt tích cực, thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, khó khăn.

– Về hạn chế khi công đoàn thực hiện công tác phối hợp với chuyên môn nhà trường:

Các chủ thể ở trong ffội ngũ cán bộ viên chức nhân viên nhà trường trong hầu hết các trường hợp sẽ là nữ, số lượng nuôi con nhỏ nhiều nên phần nào việc này cũng có những ảnh hưởng đến công việc được giao; các đồng chí tham gia trong tổ chức công đoàn chưa nhiều, kinh nghiệm của các đồng chí vẫn còn hạn chế nên tổ chức các hoạt động còn chưa được phong phú, cũng chưa thể nào thu hút được các chủ thể là những học sinh tham gia, Ban chấp hành Công đoàn làm việc chưa thể hiện rõ tính khoa học, cùng với đó là còn có một số hoạt động đưa ra chưa nhận được sự hưởng ứng cao của cán bộ đoàn viên…

Để nhằm mục đích có thể phát huy vai trò của Công đoàn cũng như để làm tốt hơn nữa trong hoạt động phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường thì trong thời gian tới công đoàn cần phải có sự thay đổi bằng các cách cơ bản như sau:

– Công đoàn sẽ cần phải xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân, trong hoạt động của mình công đoàn cần phân công trách nhiệm rõ ràng, coi trọng dân chủ, tôn trọng tiếp thu ý kiến đoàn viên; đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên.

– Công đoàn cần phải xác định đúng vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn trong mỗi hoạt động tham gia, từ mỗi hoạt động luôn phải có định hướng cụ thể rõ ràng trong từng công việc, tránh bỏ sót công việc hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

– Công đoàn cùng bàn bạc để nhằm mục đích có thể tham mưu cho nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Để có thể đạt hiệu quả cao thì ban chấp hành công đoàn cần phát động và tổ chức cho toàn bộ các chủ thể là những cán bộ đoàn viên tham gia xây dựng kế hoạch, thống nhất về chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp. Và dựa trên những kế hoạch và góp ý của đoàn viên, Công đoàn cần chủ động trao đổi bàn bạc cùng Nhà trường xây dựng: cam kết thi đua và cam kết thực hiện.

– Trong những buổi họp ban chấp hành công đoàn thì sẽ cần tạo không khí cởi mở, thẳng thắn, trung thực, công khai; xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tránh có các biểu hiện bất hòa trong nội bộ Công đoàn.

– Trong công tác thi đua luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc, thúc đẩy công tác chuyên môn, không đánh giá cảm tính mang bệnh thành tích, cần Tham mưu với Nhà trường khen thưởng thỏa đáng, phát hiện động viên kịp thời những điển hình nêu gương đối với người tốt việc tốt, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.

3. Vị trí, vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp:

Công đoàn với công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể là người lao động. Công đoàn với tư cách pháp lý là tổ chức xã hội đại diện cho các đối tượng là người lao động; đặc biệt là người lao động trong các doanh doanh nghiệp hiện nay. Công tác công đoàn trong các doanh nghiệp cần được chú trọng hơn. Ta nhận thấy, không chỉ đại diện cho người lao động; công đoàn còn có vị trí và vai trò vô vùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vị trí, vai trò được thể hiện ở một số nội dung sau đây:

– Công đoàn chính là nơi chứa đựng tâm tư, nguyện vọng của người lao động:

Khi các doanh nghiệp có sư thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự; hoặc trong quá trình cải tiến đầu tư, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Công đoàn cở sở sẽ có thể thay chủ doanh nghiệp nắm bắt tâm tư; nguyện vọng của công nhân, lao động.

– Công đoàn khuyến khích các chủ thể là người lao động tham gia tích cực vào sản xuất tại doanh nghiệp:

Công đoàn thay mặt công ty động viên, khuyến khích các đối tượng là những người lao động tự giác; có ý thức trong lao động, sản xuất. Qua đó công đoàn sẽ có trách nhiệm phải giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý; để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực. Bên cạnh đó, công đoàn còn đề xuất với doanh nghiệp; sa thải những người không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

– Công đoàn cũng chính là cầu nối giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể là những người lao động và doanh nghiệp:

Khi trong doanh nghiệp hay các cơ quan, tổ chức xuất hiện các mâu thuẫn; xung đột giữa chủ thể là các đối tượng người lao động với các chủ thể là người sử dụng lao động. Công đoàn trong trường hợp này cũng sẽ là trung gian điều hoà, giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể như giải quyết những vụ đình công; khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp.

Trong trường hợp khi có tranh chấp xảy ra cụ thể như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; kỷ luật lao động, đình công hay các tranh chấp cụ thể khác. Công đoàn cơ sở sẽ có trách nhiệm phải tổ chức đối thoại nhằm mục đích để dung hòa lợi ích giữa hai bên trên tư cách là một chủ thể độc lập; trung gian giải quyết tranh chấp lao động. Nhờ đó, cũng sẽ góp phần quan trọng hạn chế công nhân hoặc người lao động tự ý bỏ việc; làm việc không hết trách nhiệm; không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động…

Công đoàn cùng với vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp như đã nêu cụ thể bên trên; công đoàn cần được tạo điều kiện phát huy hết mình về nhiệm vụ, chức năng của mình. Chúng ta cũng sẽ có thể thấy rằng, nếu Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp nếu được phát huy hiệu quả thì hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh trong Doanh nghiệp được đẩy mạnh. Các chủ thể là những đối tượng người lao động cũng hiểu nhiên sẽ được bảo vệ về các quyền lợi cũng như được hưởng chế độ khác từ Công đoàn cấp trên.

Qua đó sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp cũng như cho các chủ thể là những người lao động. Đồng thời cũng sẽ tạo động lực cho Doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, uy tín hay hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )