Bài dự thi cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng

Tìm hiểu về cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng? Các câu hỏi trong bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng? Gợi ý đáp án bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng?

Bộ đội biên phòng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, ta thấy được rằng, bộ đội biên phòng được xây dựng ngày càng vững mạnh, giỏi về nghiệp vụ và nắm vững pháp luật. Nhằm mục đích để hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959-03/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989-03/3/2019), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng để cho các chủ thể là những đoàn viên thanh niên có cơ hội được dự thi. Dưới đây là bài dự thi cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng?

Bạn Cần Biết

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng:

Nội dung cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng sẽ gồm có 2 phần. Cụ thể như sau:

– Phần 1 cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng thì sẽ là nội dung thi viết bao gồm 7 câu hỏi.

– Phần 2 cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng thì có nội dung thi trắc nghiệm trực tuyến.

Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm trong phần 2 được đăng tải hàng tháng tại địa chỉ: Thanhnienviet.vn và có gắn đường link, baner trên các trang điện tử của Báo Biên phòng, báo Tiền phong, Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn, Cổng Thánh Gióng và các trang mạng xã hội của Trung ương Đoàn.

Cuộc thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng đã góp phần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cácc cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên và nhân dân về truyền thống anh hùng của bộ đội biên phòng trong 60 năm được xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Từ đó cũng đã góp phần củng cố niềm tin, phát huy trách nhiệm của các chủ thể là những người cán bộ và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia vùng biển đảo Tổ quốc.

2. Các câu hỏi trong bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng:

Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (BĐBP ngày nay) được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?

Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 2?

Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP?

Câu 4: Văn bản nào quy định về “Ngày Biên phòng”? “Ngày Biên phòng” có những nội dung gì? Đến khi nào được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”?

Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì?

Câu 6: Những năm gần đây, cán bộ, chiến sỹ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Đồng chí (anh, chị) hãy kể tên và suy nghĩ của mình về việc làm đó?

Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 2000 từ) nói lên cảm xúc của mình về người chiến sỹ Biên phòng hoặc một tấm gương người tốt, việc tốt ở đơn vị, địa phương mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới?

3. Gợi ý đáp án bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng:

Câu 1:

Gợi ý trả lời:

Vào ngày 19 – 11 – 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã ban hành ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên phòng”. Nghị quyết số 58/NQ-TW là nghị quyết đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến của đất nước. Nghị quyết số 58/NQ-TW đẫ khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia.

Nghị quyết số 58/NQ-TW được ban hành cũng đã xác định rõ nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ đó chính là: Trấn áp đối với mọi hành động nhằm mục đích để phá hoại của của đối tượng là những bọn phản cách mạng trong nước và đối tượng là những bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập vào phá hoại nước ta. Nghị quyết số 58/NQ-TW cũng khẳng định đất nước ta luôn luôn sẵn sàng, chiến đấu để nhằm mục đích có thể bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng.

Bộ đội Biên phòng cũng chính là một bộ phận có ý nghĩa và những quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ đội Biên phòng đã được Đảng, Nhà nước ta giao nhiệm vụ để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn đối với an ninh trật tự trong khu vực biên giới; thực hiện việc quản lý, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, đấu tranh chống tội phạm; bên cạnh đó thì sẽ tham gia làm công tác đối ngoại và nhiều nhiệm vụ khác.

Ta thấy rằng, nhiệm vụ và vai trò của các đồng chí rất quan trọng, rất vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề. Bộ đội Biên phòng có sự gắn bó máu thịt với nhân dân các dân tộc trên khắp các miền của Tổ quốc, họ đóng quân ở những nơi xa và phải xa gia đình, xa vợ con cũng như điều kiện để có thể quan tâm, chăm sóc cha mẹ rất hạn chế.

Câu 2: 

Gợi ý trả lời:

Toàn lực lượng đã 2 lần được tuyên dương là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đã được tặng thưởng 1 Huân chương Sao Vàng cùng với đó là 3 Huân chương Hồ Chí Minh và 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì; 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba; 1 Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều những phần thưởng có giá trị to lớn và cao quý khác.

Toàn lực lượng đã có 154 lượt tập thể và 67 cá nhân được Đảng ta, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó thì có 8 tập thể được tuyên dương đến lần thứ 2 và 45 tập thể, 6 cá nhân đã được tuyên dương Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Câu 3:

Gợi ý trả lời:

Ngày 17-6-2003, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về biên giới quốc gia (gọi tắt là Luật BGQG); gồm 6 chương, 41 điều.

Đặc biệt, Điều 31 Luật BGQG quy định: BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG…

Câu 4:

Gợi ý trả lời:

– Quyết định 6-HĐBT đã đưa ra quyết định đó là sẽ lấy ngày 3-3 hàng năm là Ngày Biên phòng, Ngày Biên phòng bắt đầu từ ngày 3 tháng 3 năm 1989 kỷ niệm 30 năm ngày thành lập lực lượng biên phòng.

– Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là:

+ Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là nâng cao ý thức cảnh giác tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

+ Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là tăng cường đoàn kết hợp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và các lực lượng khác.

+ Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là không ngừng củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân giữa hai bên biên giới để chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là đẩy mạnh việc thực hiện đối với các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa phương.

+ Nội dung, yêu cầu của Ngày Biên phòng đó chính là khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và những người đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới.

– Đến Luật Biên giới quốc gia 2003 đưa ra xác định “Ngày Biên phòng toàn dân”.

Việc đất nước ta tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân hàng năm là cần thiết và có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú giống như một tập quán văn hoá tốt cũng không phô trương, lãng phí.

Câu 5:

Gợi ý trả lời:

Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang Trần Văn Thọ hy sinh vào năm 1961 tại Leng Su Sìn, xã Sính Phình, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (nay được gọi là bản Leng Su Sìn, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Ngày 1/1/1967 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 118/LCT tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Trần Văn Thọ vì đồng chí đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước, vào sổ vàng số 37.

Câu 6: 

Gợi ý trả lời:

Ta thấy được rằng, hững năm gần đây, cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng cũng đã có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Những việc làm thiết thực ấy đã góp phần để lại rất nhiều những dấu ấn tốt đẹp trong lòng dân, giúp cho các bà con biên giới xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, củng cố được lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước và quân đội.

Cũng vì thế mà hình ảnh người chiến sĩ biên phòng trong giai đoạn ngày càng đã trở nên thân thiết, gần gũi, gắn bó máu thịt với nhân dân. Người dân ở các dân tộc cũng coi nhiệm vụ của đồn biên phòng là công việc của chính mình. Các chủ thể là nhưữg gà làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc cũng đã và đang tích cực bảo ban con cháu, vận động bà con tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biên giới.

Câu 7: 

Gợi ý:

Biên cương, hải đảo được biết đến chính những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ bao nhiêu đời nay, không biết bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để nhằm mục đích có thể gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng luôn là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút. Ta thấy được rằng, đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc ra đời và viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.

Trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam thì tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc và sẽ không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở biên giới đất nước, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc ta và cũng chính là tài sản vô giá ông cha ta đã để lại cho người dân. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường để từ đó có thể giữ gìn cương vực của non sông đất nước ta.

Những người chiến sĩ biên phòng trong giai đoạn ngày nay không chỉ có vai trò bảo vệ biên giới mà còn ngày đêm đang đóng góp công sức của mình, với mong muốn đó là có thể giúp dân giảm bớt khó khăn, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân nơi biên giới. Các chiến sĩ biên phòng đi đến đâu, niềm vui của người dân cũng được nhân lên đến đó.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )