Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng theo khuynh hướng Dân chủ tư sản, lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Để hiểu rõ hơn thì tại bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách mạng mạng Tân Hợi. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như thế nào?

1. Cách mạng Tân Hợi và nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi:

Cách mạng Tân Hợi còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng năm 1911 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh.

Hoàn cảnh đất nước khi diễn ra cách mạng Tân Hợi:

Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống phong kiến, chống đế quốc lan rộng khắp các tỉnh tại Trung Quốc. Nắm bắt tình hình Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản với mục đích thành lập một chính đảng. Vào tháng 8-1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc Trung Quốc – Đồng minh hội ra đời. Thành phần của hộ này bao gồm: tiểu tư sản, địa chủ, tư sản, đại biểu công nông, thân sĩ bất bình với nhà Thanh. 

Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, Đồng minh hội đưa ra Cương lĩnh chính trị nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Thành lập Dân quốc, đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày là mục tiêu của hội. Phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội.

Nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi:

Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến. Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc (quốc hữu hóa đường sắt) nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh. Cuộc cách mạng phát sinh chủ yếu là phản ứng đối với sự suy tàn của nhà Thanh mà ở trong mắt người dân Hán tộc đương thời chỉ là quân ngoại tộc đô hộ nước họ và là triều đại do người “man di” thành lập ra, vốn đã tỏ ra “bất lực” trong nỗ lực hiện đại hóa Trung Quốc và chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây. Những lực lượng phản Thanh hoạt động bí mật, với sự hỗ trợ từ những nhà cách mạng lưu vong, đã cố gắng lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến ngắn sau đó kết thúc thông qua một thỏa hiệp chính trị giữa Viên Thế Khải, trọng thần của triều đình nhà Thanh và Tôn Dật Tiên, lãnh đạo Đồng Minh Hội. Sau khi triều đình nhà Thanh trao quyền lực cho nền Cộng hòa mới thành lập, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập cùng với Quốc dân Đại hội. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã thâu tóm quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia mới ở Thủ đô Bắc Kinh và lên ngôi hoàng đế; sau đó là ông buộc phải thoái vị ngay do áp lực bị các thế lực quân phiệt và tuyệt đại đa số nhân dân phản đối lớn. Điều này dẫn đến nhiều thập kỷ tranh giành quyền lực, chủ nghĩa quân phiệt và phục vị bảo hoàng.

2. Diễn biến cách mạng Tân Hợi:

Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” vào 09/05/1911. Từ đây quyền kinh doanh đường sắt sẽ được trao cho các nước đế quốc, quyền lợi dân tộc và nhân dân Trung Quốc bị bán rẻ. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng, gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong tầng lớp tư sản, quần chúng nhân dân.

Ngày 10 – 10 – 1911,Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

Ngày 29 – 12 – 1911,Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Hiến pháp lâm thời được thông qua tại Quốc dân đại hội. Hội công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên, so với Cương lĩnh của Đồng minh hội, hội không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.

Tháng 2 – 1912,Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.

Tháng 3 năm 1912, Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc => Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt. Chế độ phong kiến quân phiệt trở lại nắm quyền làm chủ Trung Quốc.

3. Kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi:

Kết quả:

Hệ thống phong kiến ​​của triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.

Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời ở Trung Quốc.

Công nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên, về cơ bản cuộc cách mạng này không mang lại kết quả triệt để.

Sau cách mạng Tân Hợi:

Sau khi Thủ tướng (Quan đại thần Tổng lý nội các) Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống sau khi lật đổ nhà Thanh với việc ép vua Thanh thoái vị 12/2/1912, tuy phái cách mạng không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều vào tay phe của Viên. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo chiêu bài xây dựng và duy trì “Trung Hoa Dân quốc”; nhưng bên trong thực chất là băng đảng của Viên cấu kết với đế quốc chống phá lại phái cách mạng quốc gia theo tinh thần cộng hòa, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cùng nhân dân Trung Quốc.

Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải, Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng. Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi Quốc hội thông qua, Viện ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) một số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành cuộc đối đầu mới. Số tiền này phải trả trong 47 năm bằng thuế muối.

Quốc dân đảng phản đối kịch liệt. Các tướng lĩnh thuộc đảng này bèn khởi binh chống lại, nhưng đều thất bại vì ít quân và vì Viên Thế Khải đã bố trí lực lượng từ trước. Cuộc xung đột này chỉ kéo dài không đầy hai tháng. Sau đó, Viên Thế Khải bắt Quốc hội thừa nhận ông là Đại tổng thống chính thức (Lê Nguyên Hồng làm phó). Và để bảo đảm địa vị của mình, tháng 11 năm 1913, Viên ra lệnh trục xuất các nghị viên thuộc Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội.

Đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ luôn Ước pháp lâm thời rồi cho xây dựng một nền thống trị “độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản”. Các thế lực Viên Thế Khải sau cùng vẫn bị lật đổ sau cái chết đột ngột của Viên, nhưng sau đó Trung Quốc liên tục trải qua các cuộc nội chiến và nội loạn.

Ý nghĩa:

Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên tại Trung Quốc có đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể, rõ ràng.

Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ngoài ra cách mạng cũng mang đến quyền tự do bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc. Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân Hợi 1911 thắng lợi đã cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới. 

4. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á:

Thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 không chỉ kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2.000 năm tại Trung Quốc, giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc, mà còn làm chấn động phương Đông, thức tỉnh châu Á. Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Thái Lan và nhất là đối với Việt Nam.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, khi các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn, thì sự thành công của Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo như một làn gió mới thổi bùng ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước.

Đồng thời, Cách mạng Tân Hợi cũng mở ra con đường mới cho phong trào cách mạng Việt Nam đó là con đường đi theo chủ nghĩa tư sản để giỏi phóng đất nước; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp.

Sự thành công của cách mạng Tân Hợi cũng thu hút nhiều thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc để học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh,…

Đặc biệt, những thành công và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi là bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng trên thế giới, Việt Nam cũng học được nhiều bài học từ cuộc cách mạng này.

5. Hạn chế của cách mạng Tân Hợi:

Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến.

Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )